Tudiante : VU Khanh CHI Promotion 04 38

Một phần của tài liệu Yếu tố phong thuỷ trong lăng mộ vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị ở kinh thành Huế (Trang 38 - 39)

Không gian ở lăng tẩm các vị vua triều Nguyễn tạo nên 1 cảm giác nhẹ nhàng và thanh bình. Điều này khác hẳn khi ta viếng thăm Thập Tam Lăng của các vua triều Minh ở Trung Quốc, ở đó ta luôn bắt gặp những hình ảnh gây ấn tƣợng về một sự chết chóc, sợ hãi và lạnh lùng. Ngƣời ta cũng không cảm thấy mình trở nên nhỏ bé, bị áp lực nặng nề và bị "doạ nạt" nhƣ khi đứng trƣớc những Kim tự tháp và những con Nhân Sƣ quá đồ sộ của các Hoàng đế Ai Cập. Trong lăng tẩm Huế, con ngƣời vẫn là chủ thể của kiến trúc và thiên nhiên. Lăng tẩm Huế không những là một di tích lịch sử văn hoá mà còn là một danh lam thắng cảnh, một sự kết hợp tài tình giữa tạo hoá của thiên nhiên và bàn tay khối óc của con ngƣời.

Quy mô của lăng tẩm Huế chiếm cả vùng đồi rộng lớn, có địa giới rõ ràng, bố cục mặt bằng rất có ý thức và đặc biệt tấm bia ngay từ cái tên “thánh đức thần công” cho đến kích thƣớc to cao qua cỡ đã tự nó nói lên sự chuyên chế của nhà Nguyễn. Điển hình cho lăng tẩm Huế là lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Triệu Trị, lăng Tự Đức và lăng Khải Định, có thể coi vùng đồi Nam - Tây Nam Huế kéo dài trên 16km là khu lăng tẩm nhà Nguyễn. Mỗi lăng xây trên một quả đồi lớn, nhƣng toàn bộ chiếm cả một quần thể đồi núi, có núi án ở trƣớc mặt, có núi chầu ở hai bên và ngay trƣớc khu lăng tẩm phải có ngòi lạch uốn khúc chảy lƣợn “chi huyền thuỷ” từ trái sang phải, cả vùng rộng trong ảnh hƣởng của lăng đƣợc gọi là “quan phòng” coi nhƣ rừng cấm. Ngay trong khu vực lăng và tẩm cũng có chu vi dài hàng ngàn mét, dựa trên mặt bằng có thể chia ra làm 3 dạng:

Dạng 1 là lăng Gia Long và lăng Triệu Trị hai khu lăng và tẩm tách ra làm hai khuôn viên ngang hàng đặt song đôi cạnh nhau cùng nhìn về một hƣớng, trục chính toàn khu lấy theo trục dọc hai bên đăng đối nhau và chạy hút vào phía sau với chiều sâu vừa phải. Bên lăng có bái đình với các cấp sân lên cao dần, ngay ở cấp sân đầu có hai dãy tƣởng voi - ngựa - quan văn - quan võ đứng quay vào cao gần bằng ngƣời và thú thực. Phía sân trên có bi đình tức ngôi nhà ở trên nền cao, trong có tấm bia ghi công đức của vua. Bia Gia Long cao 2,9m, rộng 1,05m. Sau nữa là hai trụ biểu sừng sững (riêng lăng Gia Long trụ biểu đằng trƣớc bên kia vòi nƣớc) rồi cuối cùng đến bửu thành trong có mộ vua. Tƣờng là thành thấp, độ sâu vừa phải đi vào trong nhà vẫn không tách biệt hẳn với bên ngoài, vừa gợi mở và báo trƣớc, mới mà không xa lạ. Bên tẩm chủ yếu vẫn là điện thờ, vẫn theo lối kiến trúc điện Thái Hoà nhƣng nhỏ hơn, trong bài vị, án thờ và các đồ ngự dụng của vua.

Một phần của tài liệu Yếu tố phong thuỷ trong lăng mộ vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị ở kinh thành Huế (Trang 38 - 39)