- 36 -
vào để tạo nên một cảnh quan thiên nhiên phù hợp theo đúng ý đồ kiến trúc. Không gian ngoại cảnh và thiên nhiên đã đƣợc các nghệ nhân khai thác một cách triệt để, họ khéo léo đƣa không gian thiên nhiên và không gian kiến trúc đan xen, lồng ghép, làm thành một không gian chung, thống nhất, hài hòa.
Trong quyển “Mỹ thuật viễn đông”, Jeannine auboyer nhận xét rằng "Ngƣời Việt Nam đã biết lựa chọn những khung cảnh thiên nhiên thật đẹp nhất để xây dựng những công trình kiến trúc thờ phụng của mình. Điều này đƣợc chứng thực rõ ràng nhất qua nghệ thuật kiến trúc lăng tẩm Huế. Nơi đây, công trình kiến trúc nào cũng nằm trên một ngọn đồi cỏ non dƣới rừng thông yên ả, ẩn mình sau những cây đại thọ cành lá sum suê hay soi mình xuống một mặt hồ trong xanh phẳng lặng. Và toàn cảnh đƣợc bao phủ bởi một màu xanh tƣơi mát chan hoà.
Vào thăm lăng tẩm Huế, ngƣời ta có cảm giác nhƣ dạo chơi ở các công viên mỹ lệ giữa chốn núi rừng bao la, ở đó có thể nghe thấy đƣợc chim hot, hoa nở, suối chảy, thông reo.
Lý giải cho việc đƣa nghệ thuật tạo hình, tạo cảnh và các kiến trúc lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, xét thấy ta nên tìm hiểu vấn đề xuất phát từ quan niệm của họ đối với sự sống và cái chết. Nghĩa là triết lý sâu sắc về cuộc đời mỗi con ngƣời, ẩn đằng sau những gì chúng ta nhìn thấy, không chỉ là những công trình, những hình tƣợng cụ thể chúng ta nhận thức đƣợc bằng thị giác mà còn là những tƣ tƣởng hình thành từ bối cảnh lịch sử, những suy nghĩ về con ngƣời và thiên nhiên mà cần đến những cảm thụ từ tƣ duy và tâm hồn mới nhận thức đƣợc.
Đó là tƣ tƣởng xuất phát từ nhân sinh quan của một thời kỳ lịch sử. Chúng ta phải đặt Lăng tẩm Huế trong bối cảnh lịch sử của thời kỳ đƣợc xây dựng để tìm hiểu tƣ tƣởng của giới trí thức nói chung và các vua triều Nguyễn nói riêng.
Theo quan điểm truyền thống, họ cho rằng chết chƣa phải là hết. Cho nên lăng tẩm Huế không chỉ là một chốn mộ địa u buồn, mà còn là một hoàng cung của vua nhà Nguyễn khi sang thế giới bên kia. Vì vậy, khi còn tại vị, ông vua nào cũng nghĩ đến việc xây lăng tẩm cho mình, theo những sở thích và mong muốn cuộc sống đƣợc hƣởng khi sang thế giới bên kia.
Điều đó lý giải cho những ngôn ngữ riêng biệt của từng lăng tẩm; giải thích đƣợc tại sao nơi an nghỉ lại có hệ thống cung điện để vui chơi, hƣởng thụ, có nhà hát để thƣởng thức nghệ thuật, và khắp các lăng mộ đều trang trí rất nhiều hoa văn hình chữ "thọ " và chữ "hỷ".
Etudiante : VU Khanh CHI - Promotion 04 - 37 -