Đề cập đến các yếu tố liên quan, O’Connor (2006) cho rằng có sự khác biệt có ý nghĩa về mối liên quan giữa tuổi thai và tình trạng tật khúc xạ. Tuổi thai càng thấp, tỷ lệ và mức độ cận thị càng cao [8]. Theo Holmstrửm (1998) và cộng sự cận thị hay gặp nhất ở nhóm trẻ có tuổi thai từ 24 - 26 tuần và cận thị cao chỉ gặp ở nhóm tuổi thai < 30 tuần. Khi tiến hành đo khúc xạ tại thời điểm 6 tháng tác giả không nhận thấy có sự liên quan giữa tuổi thai và tỷ lệ loạn thị, nhưng tại thời điểm 30 tháng tỷ lệ loạn thị ở nhóm trẻ có tuổi thai > 32 tuần ít hơn so với nhóm trẻ có tuổi thai ≤32 tuần. Lệch khúc xạ ≥ 2D cũng được cho là hay gặp ở nhóm tuổi thai từ 24 - 26 tuần. Bên cạnh đó tác giả nhận thấy không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ viễn thị và tuổi thai [5].
Trong khi đó theo nghiên cứu của Nissenkorn (1983) phần lớn các trường hợp cận thị ở nhóm trẻ có cân nặng khi sinh từ 700g - 1350g. Bên cạnh đó tác giả cũng nhận thấy mức độ cận thị ở nhóm cân nặng thấp cao hơn nhóm cân nặng cao. Nhóm < 1000g mức độ cận thị trung bình là - 5,73D, nhóm 1001 - 1250g là -4,02D và nhóm 1251 - 1500g là -2,63D. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [49]. Nghiên cứu của Holsmtrửm (1998) cũng cho thấy tỷ lệ cận thị và mức độ cận thị <-3D hay gặp ở nhóm trẻ có cân nặng ≤ 750g, bên cạnh đó tỷ lệ loạn thị tăng khi cân nặng lúc sinh giảm, tuy nhiên tác giả không tìm thấy mối liên quan giữa viễn thị và lệch khúc xạ với cân nặng khi sinh [5].