Giải pháp về phát triển hạ tầng:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 119 - 124)

+ Có chính sách khuyến khích, thu hút các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho xã.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng trong thị trấn nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng đã được duyệt.

+ Công bố quy hoạch chi tiết đồng thời cắm mốc quy hoạch chi tiết hạn chế việc xây dựng công trình trên đất quy hoạch tạo điều kiện giảm chi phí đền bù giải phóng mặt bằng khi thực hiện quy hoạch.

4.5.3.3. Cân đối quỹ đất

Đến năm 2020 xã Thanh Minh có tổng diện tích tự nhiên là 650,49 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 218,87 ha, giảm 109,84 ha; Đất phi nông nghiệp 422,77 ha, tăng 121,11 ha; Đất chưa sử dụng 8,85 ha, giảm 11,27 ha.

Bảng 4.12: Cân đối đất đai xã Thanh Minh

STT Loại đất DT hiện trạng (ha) DT tăng (ha) DT giảm (ha) DT đến năm 2020 (ha) 1 Đất nông nghiệp 328,71 109,84 218,87

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 318,56 113,69 204,87

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 237,36 105,53 131,83

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 81,2 8,16 73,04

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 10,15 3,85 14,00

2 Đất phi NN 301,66 121,11 422,77

2.1 Đất ở 30,56 77,54

2.1.1 Đất ở nông thôn 30,56 2,8 33,36

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 102

2.2 Đất chuyên dùng 56,92 43,41 100,33

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan 0,14 0,89 1,03

2.2.2 Đất quốc phòng 8,2 8,2

2.2.3 Đất sản, xuất kinh doanh PNN 4,43 29,63 34,06

2.2.4 Đất có mục đích công cộng 44,15 12,89 57,04

2.3 Đất tín ngưỡng 0,31 0,31

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,0 3,05 5,05

2.5 Đất sông suối và mặt nước CD 211,87 2,89 208,98

3 Đất chưa sử dụng 20,12 11,27 8,85

Tổng cộng 650,49 121,11 121,21 0

4.6. Giải pháp thực hiện phát triển mạng lưới điểm dân cư thị xã Phú Thọ

4.6.1. Giải pháp về chủ trương chính sách

Để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trong các điểm dân cư đô thị và điểm dân cư nông thôn đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn mà các địa phương không có nguồn kinh phí thực hiện. Chính vì vậy, tỉnh và thị xã cần phải có hệ thống các biện pháp huy động nguồn vốn một cách tích cực, tập trung vào các nguồn vốn chủ yếu sau đây.

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm vốn ODA), trong đó có nguồn ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội: dự kiến đáp ứng được 30% tổng nhu cầu vốn đầu tư.

Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và từ dân.Ước tính chiếm khoảng 40-45% trong cơ cấu vốn đầu tư.

Vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài thị xã Phú Thọ (kể cả đầu tư nước ngoài): dự kiến đáp ứng được 25-30% tổng nhu cầu vốn đầu tư.

4.6.2. Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 103

Giao thông: đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua Phú Thọ, mở các tuyến trục chính vào các khu đô thị, khu công nghiệp và tuyến đường từ trung tâm thị xã nối quốc lộ 2.

Điện: chuyển mạng trung thế thành đường dây 22KV Thoát nước: Hoàn thành hệ thống cống nội thị

Chuẩn bị kỹ thuật hạ tầng: san lấp nền khu công nghiệp, san lấp khu trung tâm mới và đắp nền các tuyến đường mở mới.

Nhà ở: Mở rộng các khu dân cư tại các khu trung tâm: xã Văn Lung, xã Hà Lộc, xã Thanh Minh đồng thời cải tạo nhà và xây dựng mới trong địa bàn thị xã hiện tại.

Xây dựng, nâng cấpcác trường học, bệnh viện, công viên, khu văn hóa, thể dục thể thao...

4.6.3. Cơ chế, chính sách

Tập trung vào 3 nhóm chính sách chủ yếu:

Chính sách sử dụng quỹ đất đầu tư phát triển hạ tầng; Chính sách ưu đãi đầu tư vào thị xã;

Chính sách hỗ trợ ngân sách, vay các nguồn vốn Nhà nước, vốn tín dụng để đầu tư phát triển.

4.6.4. Các giải pháp khác

Đề nghị Nhà nước đầu tư hỗ trợ kinh phí xây dựng điểm dân cư, kinh phí cho các đối tượng chính sách và hộ nghèo, các hình thức vốn trợ cấp, vay vốn tín dụng ưu đãi.

Từng bước nâng cao trình độ năng lực của cán bộ Địa chính cơ sở nhằm đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch khu dân cư.

Nâng cao trình độ dân trí, hướng dẫn và phổ biến pháp luật đất đai sâu rộng đến người dân nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong quá trình sử dụng đất khu dân cư.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 104

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

(1) Thị xã Phú Thọ có địa hình tương đối bằng phẳng, quỹ đất dành cho xây dựng còn lớn, nguồn tài nguyên phong phú, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, hệ thống cơ sở hạ tầng đã được xây dựng tương đối đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội của đô thị khu vực phía Tây – Tây Bắc Phú Thọ.

(2) Công tác quản lý và sử dụng đất khu dân cư của thị xã Phú Thọ trong thời gian qua đã cơ bản đi vào ổn định về nề nếp. Nhiều nội dung về quản lý đất khu dân cư đã được thị xã thực hiện khá tốt như: giao đất, cấp GCNQSD đất, thống kê, kiểm kê, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai trong khu dân cư. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại như chưa có quy hoạch tổng thể và chi tiết điểm dân cư, hệ thống bản đồ địa chính khu dân cư một số nơi chưa được xây dựng mới, chưa quản lý tốt các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất...

(3) Theo kết quả phân loại dân cư năm 2010, toàn thị xã Phú Thọ có 98 điểm dân cư, trong đó,

- Khu vực nội thị có 24.994 người chiếm 35,97% dân số toàn thị xã, với 6.663 hộ, được tổ chức thành 33 khối phố thuộc 4 phường của thị xã;

- Khu vực ngoại thị có 65 điểm dân cư, gồm:

Điểm dân cư loại 1 có 16 điểm, quy mô dân số từ 899 người đến 4.861 người, số hộ từ 257 đến 1.473 hộ, hệ thống cơ sở hạ tầng đã được xây dựng tương đối đầy đủ, cơ bản đáp ứng nhu cầu của đời sống, sinh hoạt và sẩn xuất của người dân.

Điểm dân cư loại 2 có 26 điểm, quy mô dân số tương đối lớn, từ 1.210 đến 4.410 người, số hộ từ 327 đến 1.208 hộ, cơ sơ hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức nên đời sống của người dân còn gặp khó khăn.

Điểm dân cư loại 3 có 23 điểm, quy mô dân số từ 652 người đến 2.607 người, ứng với 119 hộ đến 636 hộ, cơ sở hạ tầng trong khu dân cư ít được đầu tư.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 105

Nhìn chung các điểm dân cư loại 1 và 2 bố trí tương đối gần nhau nên góp phần hố trợ nhau để cùng phát triển. Mặt khác, các điểm dân cư loại 1 và 2 chủ yếu tập trung tại trung tâm các phường, xã, khối, xóm nên việc đầu tư công trình công cộng cho nhữnh điểm dân cư này khá thuận lợi. Tuy nhiên, số lượng điểm dân cư loại 3 trên địa bàn thị xã khá nhiều, lại phân bố xa trung tâm xã, phường gây khó khăn cho công tác đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như vấn đề quản lý xã hội của địa phương.

Kiến trúc cảnh quan nhà ở, công trình hạ tầng của khu vực trung tâm thị xã tương đối đẹp và khang trang, còn ở khu vực nông thôn kiến trúc nhà ở khá lộn xộn, công trình hạ tầng có mật độ xây dựng và tầng cao trung bình thấp gây lãng phí đất đai.

(4) Định hướng đến năm 2020 thị xã Phú Thọ có 6 phường và 5 xã. Tổng số điểm dân cư là 88, trong đó có 40 điểm dân cư đô thị và 48 điểm dân cư nông thôn (gồm 18 điểm đân cư loại 1 và 24 điểm dân cư loại 2 và 6 điểm dân cư loại 3).

Quy mô diện tích đất ở đô thị từ 17,57 ha đến 46,98 ha. Diện tích đất khu dân cư của điểm dân cư loại 1 từ 26,21 đến 75,5 ha, quy mô dân số từ 1.550 đến 7.172 người, ứng với 700 đến 1.988 hộ. Diện tích đất khu dân cư của điểm dân cư loại 2 từ 12,51 đến 50,92 ha, quy mô dân số 1.595 đến 6.524 người, ứng với 648 đến 1.587 hộ. Để phát triển hệ thống điểm dân cư thống nhất và nâng cao chất lượng thì cùng với việc xây dựng phát triển các điểm dân cư đô thị cần phải chỉnh trang, cải tạo các điểm dân cư nông thôn và quy hoạch xây dựng, nâng cấp các công trình công cộng nhằm góp phần nâng cao đời sống người dân.

(5) Trên cơ sở phân tích hiện trạng sử dụng đất và định hướng phát triển kinh tế xã hội của xã Thanh Minh. Tôi tiến hành xây dựng quy hoạch chỉnh trang khu trung tâm xã để đáp ứng theo hướng tiêu chí nông thôn mới, đưa bộ mặt nông thôn phát triển theo hướng nông nghiệp, nông thôn hiện đại, bền vững. Các công trình quy hoạch là trụ sở cơ quan với diện tích 1,03 ha, sân thể thao trung tâm xã 1,13 ha, khu công viên cây xanh và hồ kết hợp nuôi trồng thủy sản 2,99 ha, khu dịch vụ thương mại 4,92 ha. Tổng diện tích khu trung tâm xã sau quy hoạch là 45,86 ha trong đó đất nông nghiệp là 7,71 ha, đất phi nông nghiệp là 38,15 ha.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 106

5.2. Kiến nghị

- Để phương án đinh hướng phát triển hệ thống điểm dân cư trên địa bàn thị xã Phú Thọ có tính khả thi thì đề nghị Hội đồng nhân dân, UBND thị xã cũng như HĐND, UBND cấp xã có sự quan tâm và ủng hộ.

- Cần tiếp tục nghiên cứu đưa ra phương án quy hoạch chi tiết thị xã Phú Thọ và các điểm dân cư đô thị trên địa bàn thị xã để làm cơ sở cho việc bố trí, xây dựng nhà ở và các công trình công cộng hợp lý phục vụ đời sống nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thị xã Phú Thọ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao của đất nước trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 119 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)