Nguồn số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra trực tiếp thông qua bộ câu hỏi có sẵn và điều tra bổ sung từ thực địa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 48)

pháp điều tra trực tiếp thông qua bộ câu hỏi có sẵn và điều tra bổ sung từ thực địa.

3.4.2. Phương pháp chuyên gia

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 37

kiến trúc trong quá trình đánh giá hiện trạng cũng như định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư thị xã và không gian xã Thanh Minh.

3.4.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu và tổng hợp

Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất khu dân cư của thị xã Phú Thọ, tiến hành thống kê, phân loại tài liệu, số liệu theo từng nội dung. Sử dụng phần mềm Excel để xử lý và tổng hợp dữ liệu phục vụ cho xây dựng báo cáo tổng hợp.

3.4.4. Phương pháp phân loại điểm dân cư

Việc phân loại hệ thống điểm dân cư để thấy được đặc điểm, tính chất, quy mô của từng điểm dân cư. Từ đó xác định được vai trò và vị trí của các điểm dân cư đó trong quá trình phát triển, làm sẽ là căn cứ để đưa ra những định hướng cho phát triển hệ thống điểm dân cư trong tương lai một cách hợp lý.

Việc phân loại điểm dân cư căn cứ dựa trên một số tiêu chí của tiêu chuẩn Việt Nam số 4418 năm 1987 và các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

3.4.5. Phương pháp xây dựng bản đồ

Sử dụng phần mềm MicroStations để lập bản đồ quy hoạch hệ thống điểm dân cư thị xã Phú Thọ và bản đồ định hướng phát triển không gian khu trung tâm xã Thanh Minh .

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 38

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Phú Thọ là thị xã thuộc tỉnh Phú Thọ, trung tâm thị xã có tọa độ: 21o24' vĩ độ Bắc và 105o14' kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Thanh Ba và huyện Phù Ninh. - Phía Đông giáp huyện Phù Ninh và huyện Lâm Thao. - Phía Tây giáp huyện Thanh Ba.

- Phía Nam giáp Sông Hồng và huyện Tam Nông.

Thị xã cách thành phố Việt Trì 40km và cách thủ đô Hà Nội 100km về phía Tây Bắc, có diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính là 6.455 ha.

Phạm vi không gian thị xã Phú Thọ chia làm 2 khu vực:

* Khu vực nội thị gồm 4 phường: phường Âu Cơ, Phong Châu, Hùng Vương, Trường Thịnh.

* Khu vực ngoại thị gồm 6 xã: xã Hà Lộc, Văn Lung, Thanh Minh, Thanh Vinh, Hà Thạch, Phú Hộ.

4.1.1.2. Khí hậu

Thị xã Phú Thọ thuộc vùng khí hậu Trung Du Bắc Bộ, là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 năm sau; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, theo tài liệu khí tượng trạm Phú Hộ cung cấp như sau:

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình năm là 37,02oC; Nhiệt độ không khí trung bình năm là 23,01oC

+ Mưa: Lượng mưa ngày lớn nhất: 701,2mm; Lượng mưa trung bình năm: 1850mm.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 39

+ Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình năm: 84%; Độ ẩm tuyệt đối trung bình năm: 24,8%.

+ Nắng: Số giờ nắng trung bình năm là 1571giờ.

+ Gió: Có 2 loại gió chính là gió mùa Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 10; gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tốc độ gió trung bình năm: 1,8m/s; Tốc độ gió trung bình trong tháng 5: 2,3m/s.

4.1.1.3. Địa hình, địa mạo

Thị xã Phú Thọ thuộc vùng trung du Bắc Bộ, nằm trên vùng giáp giới giữa Đồng bằng Sông Hồng và vùng đồi núi.

Địa hình, địa mạo thị xã chia làm 2 dạng chính:

- Địa hình đồng bằng: Đây là dảỉ đất tương đối bằng phẳng được bồi đắp bởi sông Hồng có độ dốc dưới 30, chiếm khoảng 50% diện tích tự nhiên

- Địa hình đồi trung du: chủ yếu là đồi thấp, độ cao từ 25 – 75m, độ dốc thoải trung bình từ 10 -250; cá biệt có một số quả đồi có độ dốc trên 250; hầu hết những quả đồi trên địa bàn thị xã không sắp xếp theo một dãy nhất định mà sắp xếp tự do theo kiểu đồi bát úp, xen kẽ là các dãi ruộng dộc.

4.1.1.3. Thủy văn

Thị xã Phú Thọ chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn trực tiếp của Sông Hồng chảy qua thị xã với chiều dài khoảng 9km, lưu lượng dòng chảy vào mùa lũ 2960m3/s. mùa khô rất thấp chỉ khoảng 296 m3/s. Sông Hồng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp đồng thời cung cấp lượng phù sa không nhỏ làm tăng độ phì nhiêu cho đồng ruộng. Ngoài ra còn nguồn mặt nước ao hồ, kênh suối nội đồng.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)