Phát triển kiến trúc tại các làng, xã có liên quan trực tiếp với cơ cấu quy hoạch chung của các đô thị phải được dựa trên quy hoạch chi tiết xây dựng, có sự tham gia của dân cư và cộng đồng; lưu ý giữ lại những di sản kiến trúc, thiên nhiên của làng, xã; bổ sung những chức năng còn thiếu, kết hợp hiện đại hóa kết cấu hạ tầng. Công trình mới được tạo lập phải tuân thủ các quy định về quản lý kiến trúc và quy hoạch xây dựng đô thị.
Hình thành tổng thể kiến trúc tại các thị tứ, trung tâm xã, cụm xã trên cơ sở tuân thủ các quy định của quy hoạch xây dựng; khuyến khích phát triển các
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 19
công trình xây dựng ít tầng, mái dốc, kế thừa hình thức kiến trúc truyền thống, gắn bó hài hoà với khung cảnh thiên nhiên, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương[14].
Kiến trúc làng mạc được thực hiện theo quy hoạch tổng thể đến khuôn viên ngôi nhà của từng gia đình. Xây dựng nông thôn đồng bộ về kiến trúc lẫn hạ tầng kỹ thuật đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Phát triển không gian kiến trúc nông thôn cần phù hợp với sự phát triển kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp, chăn nuôi, phát triển ngành nghề truyền thống, kinh tế, du lịch, văn hóa.
Trong những năm tới, kiến trúc nông thôn được hình thành và phát triển theo 3 hướng sau:
Hướng hòa nhập vào không gian đô thị: xu hướng này diễn ra cùng với quá trình phát triển và mở rộng không gian đô thị ra các vùng ngoại ô, làm cho một số điểm dân cư nông thôn bị mất đi, một sô khác sắp xếp lại, số còn lại được bảo tồn trong cơ cấu quy hoạch đồ thị.
Hướng phát triển kiến trúc với việc hình thành các thị trấn, thị tứ giữ vai trò là trung tâm xã, cụm xã, các thị trấn, thị tứ gắn với vùng nông nghiệp trước khi xây dựng đều phải lập quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết.
Hướng cải tạo, chỉnh trang và phát triển kiến trúc tại các làng xã: Việc phát triển kiến trúc tại các làng, xã thuộc các vùng nông nghiệp cần lưu ý bảo tồn được các truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán riêng biệt của từng địa phương [12].