Hoàn thiện việc xác định nhu cầu vốn lưu động.

Một phần của tài liệu vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần điện nhẹ viễn thông (Trang 91 - 94)

- Công ty cần có kế hoạch cân đối các khoản thu chi bằng tiền mặt, xây dựng các nội quy, quy chế về quản lý các khoản phải thu chi.

3.2.5 Hoàn thiện việc xác định nhu cầu vốn lưu động.

Việc nâng cao chất lượng công tác xác định nhu cầu vốn lưu động sẽ giúp cho công ty xác định rõ được lượng vốn lưu động cần cho mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, do đó sẽ chủ động được trong việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Đồng thời, do xác định được lượng vốn cần thiết cần của từng khâu nên đảm bảo được độ chính xác cao và tiết kiệm, giúp cho việc quản lý và sử dụng vốn ở từng khâu tốt hơn. Những công tác cần thực hiện để xác định được nhu cầu vốn lưu động của công ty như sau:

+ Qua tổng kết đánh giá phải xác định được quy mô kinh doanh hiện tại và dự đoán được quy mô kinh doanh trong những năm tới một cách sát thực nhất.

+ Hàng quý phải cập nhật những thông tin sơ bộ về tình hình kinh doanh, về các nguồn vốn đang vận động cũng như các nguồn vốn đang ứ đọng để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ của công ty trong các khâu của hoạt động kinh doanh...

+ Công ty nên phân công việc tính nhu cầu vốn lưu động cho từng đơn vị, từng tổ sản xuất và tổng hợp từng đơn vị, từng tổ để xác định nhu cầu vốn lưu động cho toàn bộ công ty.

+ Dựa vào cách phân loại vốn lưu động theo từng công dụng, đồng thời căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới từng khâu của quá trình sản xuất: Dự trữ vật tư sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để tính nhu cầu vốn cho từng khâu sau đó sẽ tổng hợp được nhu cầu vốn cho cả kỳ.

+ Công ty nên tìm cách để kế hoạch hóa tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tức là tìm mọi cách để rút ngắn thời gian ở mỗi khâu mà vốn lưu động đi qua như trong khâu dự trữ, trong khâu sản xuất, trong khâu lưu thông. Đây là biện pháp quan trọng nhằm tăng nhanh vòng quay của vốn, để số vốn tham gia nhiều lần vào sản xuất.

+ Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết năm 2012: Ta thấy nguồn thu chủ yếu của Công ty là từ hoạt động xây lắp, hoạt động có đặc thù là các hợp đồng thường chỉ được chủ đầu tư quyết toán vào những tháng cuối năm. Vì vậy nhu cầu vốn lưu động có sự khác biệt so với các doanh nghiệp thương mại. Ta đi xem xét bảng sau:

Bảng 17: Nhu cầu VLĐ của LTC qua các năm Đơn vị tính: Đồng Năm CKPthu bq (1) HTKbq (2) CKPtra bq (3) Nhu cầu VLĐ (4)=(1)+(2)-(3) DTT (5) 2006 31.664.403.026,5 8.647.138.639 29.225.421.610 11.086.120.056 55.155.241.455 2007 50.903.457.086,5 10.190.358.578,5 43.549.382.009 17.544.433.656 77.607.155.565 2008 89.777.216.687 15.158.166.424 64.001.987.386 40.933.395.725 100.015.126.462 2009 99.353.067.515,5 13.293.124.053 74.896.581.309 37.749.610.259,5 97.951.829.093 2010 97.101.669.817,5 19.748.217.985,5 77.545.438.677,5 39.304.449.125,5 62.583.140.237 2011 78.214.188.700 25.474.994.860,5 76.768.562.904 26.920.620.656,5 34.296.121.717

(Nguồn: Báo cáo tài chính LTC các năm từ 2006 đến 2011)

Qua bảng trên ta thấy nhu cầu VLĐ biến động nhiều qua các năm. Vì vậy em sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để tìm hiểu sự phụ thuộc của nhu cầu VLĐ vào doanh thu thuần. Ta có phương trình thể hiện mối quan hệ giữa nhu cầu VLĐ và doanh thu thuần như sau:

Y = 0,237743 X + 11.979.630.556

Với doanh thu dự kiến năm 2012 là 80 tỷ đồng ta có thể dự đoán nhu cầu VLĐ năm 2012 sẽ là:

Vnc = 0,237743 x 80.000.000.000 + 11.979.630.556  Vnc = 30.999.050.219 (đồng)

Mức độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc vào việc xác định doanh thu dự kiến cũng như sai số của mô hình hồi quy. Trên cơ sở tính toán được nhu cầu VLĐ năm 2012, công ty cần tiến hành tìm kiếm các nguồn tài trợ tốt nhất với chi phí sử dụng vốn thấp nhất.

Do đặc thù của ngành cần một lượng vốn lưu động lớn, công ty có thể tiếp tục vay ngắn hạn ngân hàng để đáp ứng kịp thời tiến độ của các hợp đồng xây lắp nhưng ở mức vừa phải vì ta thấy các khoản vốn đi chiếm dụng của công ty khá ổn định và chiếm phần lớn trong tổng nợ ngắn hạn nên cần duy trì nguồn vốn này để giảm chi phí sử dụng vốn đồng thời phải có kế hoạch thanh

toán rõ ràng, chi tiết nhằm giữ vững uy tín với các đối tác. Bên cạnh đó, hệ số nợ hiện nay là 60,22% là khá cao, công ty nên tăng vốn chủ sở hữu lên bằng cách giữ lại lợi nhuận nhiều hơn để tái đầu tư, huy động thêm vốn từ chủ sở hữu. Trên thị trường chứng khoán, cần có các phương thức quảng bá về hình ảnh công ty, về tương lai triển vọng của công ty để thu hút giới đầu tư hơn.

Một phần của tài liệu vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần điện nhẹ viễn thông (Trang 91 - 94)