I. Các khoản phải thu
3.2.4 Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền, tăng khả năng thanh toán.
khả năng thanh toán.
Trong các doanh nghiệp, vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định đến khả năng thanh toán tương ứng quy mô kinh doanh nhất định. Tiền và các khoản tương đường tiền mà cao thì hệ số khả năng thanh toán tức thời và khả năng thanh toán hiện thời sẽ cao, nghĩa là Công ty có thể đảm bảo thanh toán các khoản nợ đến hạn. Ngược lại nếu hệ số khả năng thanh toán mà thấp thể hiện khả năng trả nợ của Công ty là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà công ty có thể gặp phải trong việc trả nợ. Tuy nhiên, lượng vốn bằng tiền dự trữ bao nhiêu cho hợp lý lại là vấn đề không hề đơn giản.
Trong năm, công ty không lập kế hoạch xác định mức dự trữ ngân quỹ hợp lý mà để số dư vốn bằng tiền phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu. Công ty chưa coi trọng các nguồn nhập, xuất tiền mặt và không áp dụng một hình thức nào để dự đoán mức thặng dư hay thâm hụt ngân quỹ. Đây cũng là một
khuyết điểm của công ty trong công tác quản trị vốn bằng tiền. Công ty nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Trong hoạt động quản lý của mình, công ty cần thiết phải dự báo và lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ để có thể thấy trước khả năng thu và nhu cầu chi tiêu của công ty trong tổng thời kỳ. Từ đó, xác định được lượng tiền tối thiểu cần phải duy trì, đáp ứng cho các tình huống có thể xảy ra, nâng cao tính tự chủ về tài chính, chớp các cơ hội đầu tư tốt, đảm bảo khả năng thanh toán.
- Công ty cần xác định vốn bằng tiền thừa thiếu trong kỳ để từ đó xác định được lượng tiền cần thiết trong kỳ tới.
Vốn bằng tiền thừa (thiếu) = Số dư vốn bằng tiền cuối kỳ - Số dư vốn bằng tiền cần thiết
- Tăng tốc quá trình thu tiền và làm chậm quá trình chi tiền, dự đoán được thời gian chi trả.