I. Các khoản phải thu
2.2.3.2.4 Tình hình quản lý các tài sản lưu động khác của công ty
Ta xem xét bảng sau:
Bảng 15: Kết cấu tài sản lưu động khác của LTC năm 2011
(Đơn vị tính: Đồng) Tài sản ngắn hạn khác 31/12/2011 31/12/2010 So sánh 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ lệ 1. Tạm ứng 46.722.661.35 4 98,22 37.095.849.670 99,78 9.626.811.684 25,95 2. Chi phí CCDC chờ kết chuyển 176.684.688 0,37 0 0 176.684.688 3. Thuế GTGT còn khấu trừ 0 0 0 0 0 4. Các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn 670.609.099 1,41 82.363.600 0,22 588.245.499 714,21 Tổng cộng 47.569.955.14 1 100 37.178.213.27 0 100 10.391.741.87 1 27,95
(Nguồn:Báo cáo tài chính năm 2011 công ty cổ phần Điện nhẹ Viễn thông)
Qua bảng 15 ta thấy tài sản lưu động khác của công ty bao gồm: các khoản tạm ứng, chi phí CCDC chờ kết chuyển và các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn.
Các khoản tạm ứng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn khác chủ yếu là tạm ứng cho các đội thi công (như đội thi công xây dựng tuyến ống, cống bể thông tin thuộc dự án: Hạ ngầm các đường dây đi nổi trên tuyến đường Trần Phú, Hà Đông, xây lắp các trạm BTS cho Công ty TNHH Công nghệ Huawei Việt Nam…). Đầu năm khoản này là 37.095.849.670 đồng, đến cuối năm đã tăng 25,95% lên 46.722.661.354 đồng, cần có kế hoạch chi tiết và rõ ràng để quản lý khoản mục này, tránh tình trạng vốn bị thất thoát, lãng phí. Ngoài ra, khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn cũng tăng đột biến từ 82.363.600 đồng lên 670.609.099 đồng để bảo lãnh vay ngắn hạn. Đây cũng là điều đáng lưu ý trong công tác quản lý vốn lưu động của công ty.
Bảng 16: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động tại LTC năm 2011
(Đơn vị tính: Đồng)
Chỉ tiêu Đơnvị 2011 2010 So sánh 2011/2010
Số tuyệt đối Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu thuần đồng 34.296.121.717 62.583.140.237 -28.287.018.520 -45,20
2. Vốn lưu động bình quân đồng 147.766.203.744,5 148.755.285.090,5
0 -989.081.346 -0,66
3. Số lần luân chuyển VLĐ (3)=(1)/(2) lần 0,23 0,42 -0,19 -44,83
4. Lợi nhuận trước thuế đồng 1.987.044.951 2.430.956.572 -443.911.621 -18,26
5. Lợi nhuận sau thuế đồng 1.490.283.713,25 1.823.217.429 -332.933.716 -18,26
6. Kỳ luân chuyển VLĐ (6)=360/(3) ngày 1551,07 855,69 695 81,27
7. Mức tiết kiệm vốn lưu động đồng 66.246.974.377,12
8. Hàm lượng VLĐ (8)= (2)/(1) lần 4,31 2,38 1,93 81,27
9. Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế trên VLĐ
(9)=(4)/(2) lần 0,0134 0,0163 -0,0029
10. Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế trên VLĐ
(10)=(5)/(2) lần 0,0101 0,0123 -0,0022
Trong đó: (7)= (1)2011/360 x [(6)2011 - (6)2010]
2.2.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty
Khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành (qua Biểu đồ 3: Vòng quay VLĐ các công ty cùng ngành qua các năm gần đây) thì cũng giống như vòng quay các khoản phải thu, tốc độ lưu chuyển vốn lưu động của LTC thấp hơn rất nhiều cho ta thấy tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động của công ty còn nhiều hạn chế.
Để đánh giá được rõ ràng về hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Điện nhẹ Viễn thông, ta đi vào phân tích một số chỉ tiêu cụ thể thông qua việc xem xét Bảng 16: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn lưu động tại LTC năm 2011.
Qua bảng trên ta thấy :
So với năm 2010, tất cả các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã bị giảm sút. Số lần luân chuyển vốn lưu động đã giảm từ 0,42 lần năm 2010 xuống còn 0,23 lần năm 2011 (giảm 44,83%) làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng thêm 695 ngày và hàm lượng vốn lưu động tăng 81,27% từ 2,38 lần lên 4,31 lần. Số ngày một vòng quay vốn lưu động rất lớn và tăng mạnh 81,27% là do vốn lưu động của công ty tập trung nhiều ở các khoản phải thu cũng như chi phí xây dựng dở dang do các công trình xây lắp chưa hoàn thành. Tuy nhiên, do cả doanh thu và vốn lưu động bình quân đều giảm nhưng tốc độ giảm của doanh thu lại giảm mạnh (45,2%) trong khi vốn lưu động bình quân chỉ giảm rất ít (0,66%) nên đã làm giảm tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Tình trạng này là do năm 2011, kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Ngân hàng Nhà nước sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, các Ngân hàng thương mại hạn chế hoặc không cho vay để đầu tư phát triển các công trình viễn thông. Vì vậy, các dự án đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông bị hạn chế rất nhiều, chủ đầu tư không có vốn để thanh toán cho các công trình nên doanh thu giảm mạnh. Bên cạnh đó, qua tính toán cho thấy năm 2011, công ty trong năm công ty đã để lãng phí tận 66.246.974.377 đồng vốn lưu động. Đây là một con số rất lớn, con số này chứng tỏ công tác quản lý
vốn lưu động của công ty còn yếu kém, chưa hiệu quả, công ty cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Xem xét 2 chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế và sau thuế trên vốn lưu động ta thấy chúng đều giảm. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn lưu động năm 2010 là 0,0163 lần giảm xuống còn 0,0134 lần. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn lưu động giảm từ 0,0123 lần xuống 0,0101 lần. Lợi nhuận giảm 18,26% do trong năm số công trình được thi công và ghi nhận doanh thu giảm nhiều. Mặt khác, lợi nhuận giảm ít hơn so với doanh thu là do trong năm công ty đã thanh toán khoản nợ vay ngắn hạn các ngân hàng giúp cho chi phí lãi vay giảm mạnh so với năm 2010.
Có thể nói, năm 2011 công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động của công ty mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn kém hơn so với năm 2010. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm mạnh, vốn bị ứ đọng, lãng phí.