1 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 504.37.334 095.89.065 59.753.73 2
2.2.3.2.1 Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán
Quản lý vốn bằng tiền của công ty
Ta đã biết vốn bằng tiền hết sức quan trọng và cần thiết, nó đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu hàng ngày của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn để dự phòng, ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường không dự đoán trước được. Việc duy trì một mức dự trữ vốn bằng tiền đủ lớn giúp cho Công ty tăng khả năng thanh toán. Song việc dự trữ tiền mặt luôn luôn phải chủ động và linh hoạt. Để nắm rõ tình hình quản lý vốn bằng tiền của công ty, ta xem xét bảng sau:
Bảng 8: Kết cấu vốn bằng tiền của LTC năm 2011
(Đơn vị tính: Đồng)
Vốn bằng tiền
Số cuối kỳ Số đầu kỳ So sánh cuối kỳ/đầu kỳ Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ(%) 1.Tiền mặt 703.053.842 37 16.282.483 1,45 686.771.359 4217,85 2.Tiền gửi ngân hàng 1.196.982.567 63 1.109.569.864 98,55 87.412.703 7,88 3.Các khoản tương đương
tiền 0 0 0 0
Tổng cộng 1.900.036.409 100 1.125.852.347 100 774.184.062 68,76
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011 công ty cổ phần Điện nhẹ Viễn thông )
Từ bảng số liệu trên ta thấy:
Vốn bằng tiền của công ty bao gồm: tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng.
Tiền mặt tại quỹ cuối năm là 703 triệu đồng chiếm 37% trong vốn bằng tiền và tăng mạnh 686,77 triệu (tương ứng với tỷ lệ 4217,85%) so với đầu năm. Tiền mặt tăng là do cuối năm công ty đã thu hồi được một số khoản phải thu. Tiền mặt tại quỹ đầu năm chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn bằng tiền (1,45%) đến cuối năm đã tăng mạnh trong khi tiền gửi ngân hàng chỉ tăng nhẹ. Việc dự trữ lượng tiền mặt tại quỹ cao hơn sẽ giúp công ty chủ động hơn trong thanh toán, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu, nhưng với lượng tăng lên quá cao như vậy có thể làm tăng chi phí sử dụng vốn lưu động do bị chịu chi phí cơ hội của việc giữ tiền thay bằng đầu tư vào các hoạt động sinh lời khác.
Tiền gửi ngân hàng cuối năm là 1,2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 63% trong tổng vốn bằng tiền và tăng 7,88% so với đầu năm. Như vậy, lượng tiền gửi ngân hàng vào cuối năm không có sự thay đổi nhiều so với đầu năm. Ta có thể thấy việc lưu giữ vốn bằng tiền của công ty chủ yếu dưới dạng tiền gửi ngân hàng. Nguyên nhân là việc thanh toán giao dịch với khách hàng, nhà cung cấp chủ yếu qua tài khoản ở ngân hàng. Công ty thường giao dịch với khách hàng, với nhà cung cấp qua tài khoản VNĐ tại Ngân hàng TMCP Liên Việt, Ngân hàng TMCP Hàng Hải, và tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại
Thương để phục vụ việc Xuất nhập khẩu vật tư hàng hóa thiết bị. Vốn lưu động bằng tiền tập trung ở tiền gửi ngân hàng là một cơ cấu hợp lý vì việc lưu giữ vốn bằng tiền dưới dạng tiền gửi ngân hàng sẽ mang lại cho công ty những lợi ích như: Sinh lời theo lãi suất ngân hàng, khắc phục được rủi ro dự trữ tiền mặt quá lớn gây ứ đọng vốn, mất khả năng sinh lời của vốn; bên cạnh đó còn giúp công ty thuận tiện hơn trong công tác thanh toán khi mà hệ thống các ngân hàng ngày càng phát triển ở nước ta và phương thức thanh toán qua ngân hàng cũng đang được các công ty ưa chuộng vì sự tiện ích của nó mang lại.
Để đánh giá sự phù hợp giữa dự trữ vốn bằng tiền với nhu cầu của công ty, ta phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty.
Đánh giá khả năng thanh toán
Sức mạnh tài chính của công ty thể hiện ở khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn cần phải thanh toán, nhà quản lý cần quan tâm đến các khoản nợ đến hạn, sắp đến hạn phải trả để chuẩn bị sẵn các nguồn lực thanh toán chúng. Việc đánh giá khả năng thanh toán của công ty luôn là phần quan trọng trong công tác quản lý vốn lưu động của công ty.
Qua Biểu đồ 1: Hệ số khả năng thanh toán một số công ty cùng ngành năm 2011 ta có thể thấy các hệ số khả năng thanh toán của công ty so với các công ty cùng ngành là Công ty cổ phần kỹ thuật điện toàn cầu (GLT) và công ty cổ phần dịch vụ hạ tầng mạng (NIS) nhìn chung là khá tốt. Tuy có thấp hơn một chút so với GLT nhưng các hệ số đều thể hiện LTC có khả năng cao trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Để tìm hiểu chi tiết hơn về khả năng thanh toán của LTC ta đi xem xét Bảng 9: Các chỉ tiêu đánh giá
Biểu đồ 1: Hệ số khả năng thanh toán một số công ty cùng ngành năm 2011
(Nguồn: trang web www. cafef.vn)
Bảng 9: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của LTC năm 2011
(Đơn vị tính: Đồng)
TT Chỉ tiêu Đơnvị Cuối năm Đầu năm Chênh lệch