Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý, sử dụng vốn lưu động và một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư thành an (Trang 27 - 30)

Nhằm đảm bảo cung ứng kịp thời và đầy đủ vốn lưu động cho quá trình kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn lưu động, doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp cơ bản sau:

Một là, xác định một cách hợp lý nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó lập kế hoạch tổ chức huy động vốn, đáp ứng cho nhu cầu đó. Cần hạn chế tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn cho quá trình sản xuất kinh doanh hoặc doanh nghiệp phải vay ngoài với lãi suất cao làm tăng giá thành, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời, tránh tình trạng ứ đọng vốn lưu động.

Hai là, lựa chọn các hình thức huy động vốn thích hợp, kết hợp giữa nguồn vốn lưu động bên trong và nguồn vốn lưu động bên ngoài một cách hợp lý nhằm giảm tới mức thấp nhất chi phí sử dụng vốn, đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn lưu động cần thiết một cách tối thiểu cần thiết một cách chủ động.

Ba là, tổ chức quản lý vốn lưu động có kế hoạch và khoa học, có biện pháp thích hợp với từng loại vốn.

- Đối với vốn bằng tiền: trước tiên doanh nghiệp cần xác định dự trữ

tiền mặt một cách hợp lý. Kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền. Doanh nghiệp cần xây dựng các nội quy, quy chế về quản lý các khoản thu chi bằng tiền, phân định rõ trách nhiệm trong việc quản lý tiền mặt giữa thủ quỹ và nhân viên kế toán tiền mặt nhằm làm tránh tình trạng lạm dụng tiền mặt để mưu lợi cá nhân. Tăng quá trình thu tiền và làm chậm đi quá trình chi tiền và dự đoán được thời gian chi trả để tận dụng vốn bằng tiền dư thừa trong những khoảng thời gian nhất định, thực hiện đầu tư ngắn hạn để gia tăng mức sinh lời của đồng vốn.

- Đối với các khoản phải thu: Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh

nghiệp, xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, xác địh rõ mức độ nợ phải thu. Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu cũng như những điều kiện thanh toán cụ thể. Thường xuyên theo dõi các khoản

nợ phải thu, thực hiện phân loại nợ. Đôn đốc khách hàng thanh toán nợ đúng hạn, thậm chí cần có những biện pháp cứng rắn khi cần thiết để tránh tình trạng vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn,trỏnh tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi. Thực hiện các hình thức khuyến khích khách hàng thanh toán sớm như: giảm giá hàng bán, chiết khấu thanh toỏn… Trớch lập dự phòng đối với các khoản nợ phải thu khú đũi phát sinh để thực hiện việc bảo toàn vốn.

- Đối với hàng tồn kho: Xỏc định đúng lượng vật tư, hàng hóa cần dự

trữ trong kỳ, tránh tình trạng gián đoạn kinh doanh do thiếu vật tư, hàng hóa. Lựa chọn mô hình quản lý hàng tồn kho phù hợp, từ nguồn cung ứng vật tư, hàng hóa đến khâu dự trữ, bảo quản hàng tồn kho. Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường đầu vào, đưa ra những dự đoán về diễn biến thị trường này để kịp thời cú cỏc biện pháp phòng tránh rủi ro: trích lập dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, mua bảo hiểm hàng húa…

- Bốn là, quản lý tốt các hoạt động thanh toán. Với tư cách là khách hàng, doanh nghiệp phải thực hiện thanh toán đầy đủ kịp thời cho nhà cung cấp để đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp. Với tư cách là chủ nợ, doanh nghiệp cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của mình để xây dựng chính sách tín dụng hợp lý.

- Năm là, chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm bảo toàn vốn. Để đề phòng rủi ro, doanh nghiệp nên mua bảo hiểm và lập quỹ dự phòng tài chính.

Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng doanh nghiệp mà các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đề ra các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý, sử dụng vốn lưu động và một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư thành an (Trang 27 - 30)