5. Kết cấu của luận văn
4.3.4. Kiến nghị với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Lãnh đạo DN phải tự nâng cao năng lực quản lý điều hành. Do các DNVVN thường phát triển từ cơ sở kinh doanh gia đình, có kinh nghiệm, quản lý theo kiểu gia đình trị. Do đó, kiến thức về tài chính, quản trị rủi ro, phát triển thương hiệu… chưa nhiều. Lãnh đạo DN phải tích cực đào tạo nguồn nhân lực, chủ động và sáng tạo áp dụng các kiến thức công nghệ mới, các chương trình quản lý kinh tế vào sản xuất kinh doanh.
Minh bạch hoạt động kinh doanh, tài chính, sử dụng hệ thống sổ sách, kế toán theo chuẩn mực và quy định của nhà nước, giúp cho việc quản lý tốt hoạt động kinh doanh của DN, đồng thời là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh. Đây là cơ sở quan trọng để NH đánh giá tình hình tài chính DN và ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vốn. Phân định rõ tài sản của DN, chủ doanh nghiệp làm cơ sở cho việc thế chấp khi vay vốn NH. Trung thực
với tình hình tài chính của mình, đánh giá cẩn thận hiệu quả phương án vay vốn, không tự lừa dối mình với những tính toán quá lạc quan.
Đồng thời, phải nỗ lực để nâng cao năng lực của mình như bổ sung vốn chủ sở hữu bằng các hình thức như: kêu gọi thành viên tăng vốn góp, tích lũy vốn từ lợi nhuận hàng năm... Các DNNVV cần có chiến lược phát triển kinh doanh, chủ động việc xây dựng dự án, phương án đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ và con người. Đặc biệt chú trọng đến phương án lựa chọn công nghệ đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại, tự động hóa sản phẩm có tính cạnh tranh, chất lượng sản phẩm cao.
Kết luận chƣơng 4
Trên cơ sở những lý luận về nợ xấu, DNNVV, công tác quản lý nợ xấu tại chương 1, Phương pháp nghiên cứu trong chương 2, cùng với kết quả đánh giá thực trạng công tác quản lý nợ xấu đối với DNNVV tại BIDV Bắc Ninh trong chương 3, ở chương 4 luận văn đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu đối với DNNVV tại BIDV Bắc Ninh và kiến nghị có tính khả thi với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, BIDV, DNNVV trong việc hỗ trợ công tác quản lý và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước diễn biến nhanh, phức tạp và khó dự đoán. Kết quả đã đạt được trong công tác quản lý nợ xấu đối với DNNVV tại BIDV Bắc Ninh có thể nói là một sự nỗ lực, cố gắng hết mình các cán bộ công nhân viên. Từ năm 2009 đến nay được đánh giá là giai đoạn có nhiều khó khăn, thử thách đối với Ngân hàng nói chung và BIDV Bắc Ninh nói riêng. Với vai trò to lớn trong nền kinh tế của và tình hình quan hệ tín dụng với các Ngân hàng của các DNNVV, để đó hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, tăng cường chất lượng của công tác quản lý nợ xấu là biện pháp tất yếu mà các NHTM đều phải lựa chọn. Nâng cao chất lượng của hoạt động kinh doanh để đảm bảo sự phát triển bền vững là tự bảo vệ mình trong môi trường canh tranh khốc liệt và nhiều biến động này.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với tình hình hoạt động thực tế tại BIDV Bắc Ninh, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
1. Khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về DNNVV, công tác quản lý và xử lý nợ xấu của các NHTM, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, quy trình quản lý và xử lý nợ xấu, nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý và xử lý nợ xấu.
2. Vận dụng những lý thuyết về công tác quản lý nợ xấu, luận văn đi sâu vào phân tích, đánh giá công tác quản lý nợ xấu đối với DNNVV tại BIDV Bắc Ninh để tìm ra những mặt còn tồn tại trong quá trình thực hiện.
3. Từ việc nghiên cứu những lý luận về DNVVV, quản lý nợ xấu, từ thực tiễn công tác quản lý nợ xấu đối với DNNVV tại BIDV Bắc Ninh, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và các kiến nghị với Chính phủ, NHNN, BIDV, DNNVV trong việc hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu của Ngân hàng.
Nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của TS Nguyễn Cảnh Toàn và sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo, các cán bộ, nhân viên BIDV Bắc Ninh, và sự cố gắng nỗ lực của bản thân đã giúp tôi hoành thành luận văn này.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu song do hạn chế về mặt kiến thức và năng lực bản thân nên chắc chắn bài viết sẽ còn nhiều sai sót, kính mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Các văn bản chung:
1. Luật NHNN số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010 của Quốc hội khóa 12.
2. Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 của Quốc hội khóa 12.
3. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
4. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
5. Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. 6. Thông tư 02/2012/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy
định về phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, và các văn bản sửa đổi bổ sung.
II. Các tài liệu nội bộ về hoạt động tín dụng của BIDV (của Hội đồng quản trị và của Ban điều hành).
7. Quyết định 203 ngày 16/07/2004 của HĐQT về việc ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi bổ sung.
8. Quyết định số 991 ngày 14/10/2011 của HĐQT về việc ban hành quy chế
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.
9. Quyết định 9365 ngày 27/11/2006 của Tổng giám đốc ban hành chính sách Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.
10. Quyết định 1131 ngày 12/03/2009 của Tổng giám đốc quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
11. Quyết định số 3979 ngày 13/07/2009 của Tổng giám đốc quy định giao dịch đảm bảo trong cho vay.
12. Quyết định 379 ngày 24/01/2013 của Tổng giám đốc quy định về trình tự,
thủ tục thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là Doanh nghiệp. 13. Quyết định số 6366 ngày 20/11/2008 của Tổng giám đóc về quy định
chính sách khách hàng đối với DNNVV của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
III. Các tài liệu khác
14. Danh Anh: Mô hình AMC thành công của Malaisia, Website Vietstock. 15. TS. Phạm Thanh Bình (2006), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ
thống NHTMVN trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ”.
Kỷ yếu hội thảo NHNN - UB kinh tế và Ngân sách của Quốc Hội: vai trò của hệ thống NH trong 20 năm đổi mới ở Việt nam. Hà Nội, 1/2006.
16. Các Báo cáo tổng kết của BIDV Bắc Ninh các năm 2010-2013.
17. Huỳnh Thế Du: Thành công và thất bại của các mô hình xử lý nợ xấu. 18. TS. Hồ Diệu (2002), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê. 19. Đề án tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc
Ninh được Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam phê duyệt năm 2012.
20. Phương Hà (2012), Xử lý nợ xấu của Việt Nam: Mô hình nào phù hợp?
Diễn đàn doanh nghiệp.
21. Nguyễn Thị Minh Hằng (2012), Xử lý nợ xấu- Kinh nghiệm từ mô hình công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO).
22. PGS.TS Trần Huy Hoàng (chủ biên) (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động xã hội.
23. PGS, TS Tô Ngọc Hưng (2012), "Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các quốc gia và bài học cho Việt nam". Tạp chí Ngân hàng, No-125, 10/2012. - Số 126, Tháng 11/2012: Kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại của các quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt nam.
24. Ngô Hướng (chủ biên) (2001), Giáo trình Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng,
Nhà xuất bản Thống kê.
25. Ngân hàng Nhà nước CN.Bắc Ninh, “Báo cáo sơ kết hoạt động ngân hàng trên địa bàn Bắc Ninh” năm 2010, 2011, 2012, 2013.
26. Peter Rose (2001), Quản trị NHTM, NXB Tài chính 2001.
27. Viết Lê Quân: Xử lý nợ xấu Ngân hàng: Những nghịch lí. Website:VeF.vn. 28. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong
kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê.
29. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số các năm 2012, năm 2013. 30. Tạp chí Phát triển và hội nhập các số năm 2010 - 2013.
31. Tạp chí Ngân hàng các số các năm 2010 - 2013. 32. Thời báo kinh tế Việt Nam các số năm 2012 - 2013.
33. Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu - NXB Lao động năm 2010 do Công ty cổ phần truyền thông CMA phát hành.
34. Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng: Kỷ yếu hội thảo “Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, NXB Thống kê Hà nội, 2003. Website: http://www.vneconomy.com.vn http://www.vnba.org.vn http://www.sbv.gov.vn http://www.saigontimes.com.vn http://www.worldbank.org http://www.tapchitaichinh.vn http://www.cafef.vn http://www.imf.org