Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hành Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh (Trang 48 - 113)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp

Sử dụng các số liệu thống kê có sẵn của các bộ phận có liên quan như: các phòng ban nghiệp vụ tại ngân hàng như: Phòng kế hoạch tổng hợp, phòng quản lý rủi ro, phòng quản trị tín dụng, phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng giao dịch;số liệu của các cơ quan ban ngành trong tỉnh như: báo cáo tín dụng của Ngân hàng nhà nước, tình hình kinh tế xã hội hàng tháng của Cục thống kê, báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND tỉnh….

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Chọn nghiên cứu là 5 loại hình hoạt động SXKD của DNNVV để điều tra, đó là:

Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh giấy.

Hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến vận tải thủy nội địa. Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, thi công xây lắp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hoạt động trong lĩnh vực thương mại.

Hoạt động SXKD khác.

Những doanh nghiệp này có thể đại diện cho từng vùng, từng khu vực (làng nghề, khu công nghiệp, cụm công nghiệp), đại diện ở các ngành, nghề kinh doanh khác nhau.

Chọn phỏng vấn 19 cán bộ quản lý khách hàng và cán bộ liên quan đến công tác tín dụng.

Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài.

Đối tượng được điều tra: là cán bộ nhân viên ngân hàng; các DNNVV theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn.

- Các thông tin, số liệu cần thu thập là những tài liệu tự điều tra gồm: Các thông tin, số liệu liên quan đến tình hình của DNNVV, lịch sử tình hình quan hệ tín dụng với ngân hàng của DNNVV;

- Chọn đối tượng điều tra: Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra các đối tượng là các DNNVV, các cán bộ ngân hàng. Mục đích sử dụng các số liệu này là để đánh giá tình hình quan hệ tín dụng đối với các DNNVV, dư nợ vay, dư nợ theo từng nhóm nợ, từng ngành nghề hoạt động; dư nợ cơ cấu lại nợ; các biện pháp bảo đảm tiền vay; những khó khăn thuận lợi khi quản lý nợ, xử lý nợ xấu, thu hồi nợ.

- Cách chọn mẫu: chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên (theo danh sách) có phân lớp theo từng đối tượng điều tra. Chọn 60 doanh nghiệp điều tra chia theo ngành nghề kinh doanh. Điều tra, khảo sát theo câu hỏi và phiếu điều tra. Câu hỏi và phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu để đáp ứng được mục tiêu của đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Mẫu điều tra

Mẫu điều tra được xác định theo công thức sau:

n = z21-α/2P(1-P)/d2 Trong đó:

P: tỷ lệ ước tính.

d: Độ chính xác tuyệt đối mong muốn, thường lấy = 0,05 (5%).

z: z score tương ứng với mức ý nghĩa thống kê mong muốn. Thường lấy 95% - 95%CI, 2-side test z =1,96.

Bảng 2.1: Thông tin chung về công ty, doanh nghiệp tại Bắc Ninh

Ngành nghề kinh doanh

Số DN

điều tra Tỷ lệ (%)

Giấy 30 50

Vận tải thủy nội địa 9 15

Xây lắp 6 10

Thương mại 12 20

Khác 3 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng 60 100

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

Như vậy, tổng số phiếu điều tra các doanh nghiệp là 60 phiếu, trong đó DNVV hoạt động sản xuất kinh doanh giấy 50%, hoạt động thương mại như 20%, vận tải thủy nội địa 15%, thi công xây lắp 10%, các lĩnh vực khác 5%. Tỷ lệ này là phù hợp với tỷ lệ loại hình hoạt động và dư nợ các DNNVV đang có quan hệ tín dụng tại ngân hàng trong đó nợ xấu đang tập trung lớn vào làng nghề sản xuất giấy, lĩnh vực vận tải thủy nội địa, thương mại (kinh doanh vật liệu xây dựng: xi măng, sắt thép, gỗ thành phẩm …)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Mục tiêu của hoạt động điều tra

Mục tiêu của hoạt động điều tra nhằm thu thập chính xác các thông tin về sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình quan hệ tín dụng của các DNNVV từ đó kết hợp với những quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, cán bộ thực hiện công tác liên quan đến tín dụng để đánh giá được thực trạng nợ xấu, các nguy cơ, các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu đối với DNNVV tại BIDV Bắc Ninh.

* Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu

như: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp, lịch sử diễn biến quan hệ tín dụng với ngân hàng, tài sản bảo đảm nợ vay, biện pháp xử lý nợ khi nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hành Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh (Trang 48 - 113)