5. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Các nhân tố khách quan
1.3.1.1. Môi trường kinh tế quốc tế
Nền kinh tế Việt Nam làm một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thế giới. Trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ, bất kỳ sự biến động nào của nền kinh tế thế giới cũng sẽ có tác động ít nhiều tới hoạt động kinh tế trong nước, ảnh hưởng tới hoạt động của các cá nhân, doanh nghiệp. Nếu nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng sẽ có thể gây ra tình trạng vỡ nợ, bùng phát nợ xấu, phá sản của các doanh nghiệp, ngân hàng.
1.3.1.2. Môi trường kinh tế trong nước
Nhân tố này bao gồm trình độ phát triển của nền kinh tế, sự tham gia của mọi thành viên vào hoạt động của thị trường với một trình độ phát triển nhất định của sức sản xuất. Môi trường kinh tế tăng trưởng ổn định là cơ sở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
để các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đủ khả năng trả nợ vay ngân hàng, không để phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn.
1.3.1.3. Môi trường chính trị xã hội
Tình hình chính trị, xã hội của quốc gia có ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động kinh tế của quốc gia đó bao gồm cả nội thương và ngoại thương. Tình hình chính trị xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế có một nền tảng vững chắc để hoạt động. Ngược lại, sự bất ổn về chính trị là một nguyên nhân dẫn đến tình hình bất ổn nền kinh tế của mỗi quốc gia không loại trừ quốc gia đó theo thể chế chính trị nào. Nó sẽ kìm hãm sự phát triển hội nhập của nền kinh tế, tác động tiêu cực tới hoạt động của các doanh nghiệp, ngân hàng.
1.3.1.4. Môi trường pháp lý
Thể hiện ở hệ thống văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật, sự đồng bộ, toàn diện và phù hợp với thông lệ quốc tế của hệ thống pháp luật sẽ tạo hành lang pháp lý thống nhất cho các hoạt động kinh tế trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp và ngân hàng. Mọi hoạt động kinh doanh đều phải có trách nhiệm tuân thủ những quy định này.
1.3.1.5. Khách hàng
Khách hàng là những người vay vốn của ngân hàng, sử dụng vốn vào
các mục đích khác nhau như kinh doanh, tiêu dùng. Trong điều kiện bình thường, nếu khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả thì sẽ có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng đúng hạn, không để phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn. Nếu khách hàng sử dụng vốn không hiệu quả, không trung thực, có ý đồ lừa đảo sẽ rất rủi ro đối với ngân hàng, gây khó khăn trong công tác quản lý, có thể làm phát sinh nợ xấu.