Tình hình hoạt động của BIDV Bắc Ninh từ năm 2011 đến năm 2013

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hành Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh (Trang 57 - 66)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Tình hình hoạt động của BIDV Bắc Ninh từ năm 2011 đến năm 2013

Giai đoạn 2010 - 2013 với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước đã đặt ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác vào một môi trường hoạt động đầy khó khăn, thử thách. Sau giai đoạn tăng trưởng cao và ổn định, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu năm 2008 mà nguyên nhân sâu xa từ khủng hoảng tín dụng, nhà đất và cho vay dưới chuẩn từ Mỹ đã xảy ra. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng được đánh giá là lớn nhất kể từ sau thế chiến thứ II này, hàng loạt hệ thống ngân hàng và định chế tài chính trên thế giới đã bị đổ vỡ. Tiếp đó là cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu bắt đầu từ năm 2010 đã ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất hàng hóa thế giới. Kinh tế Việt Nam không nằm ngoài ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, sản xuất trở nên đình trệ, xuất khẩu sang thị trường lớn là châu Âu và châu Mỹ giảm, các hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư giữa các nước EU với Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, tỷ lệ lạm phát cao, thị truờng tài chính ảm đạm.

Tại Việt Nam, hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và BIDV Bắc Ninh nói riêng cũng chịu ảnh hưởng nhất định về tính thanh khoản, sự cạnh tranh, về thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Các doanh nghiệp nói chung và các khách hàng vay vốn tại BIDV nói riêng đã trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn do giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao, nhu cầu thị trường lại giảm đáng kể. Hơn nữa, lãi suất trong giai đoạn này tăng mạnh và đã trở thành gánh nặng tài chính đối với các khách hàng vay vốn. Vì vậy, nhiều khách hàng thua lỗ trong kinh doanh, không thể trả nợ ngân hàng đúng hạn dẫn đến nợ xấu tại BIDV Bắc Ninh tăng cao. Dù vậy, cùng với sự ủng hộ tích cực của các doanh nghiệp, khách hàng, với sự sáng tạo, đổi mới trong điều hành hoạt động kinh doanh, thêm vào đó là sự nỗ lực không ngừng của tất cả các cán bộ, BIDV Bắc Ninh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thực hiện tốt công tác quản trị điều hành, chấp hành nghiêm

túc chính sách tiền tệ quốc gia, tuân thủ nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tuy cũng trải qua giai đoạn khó khăn với tỷ lệ nợ xấu ở mức cao nhưng BIDV Bắc Ninh đã từng bước cải thiện chất lượng hoạt động và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu từ năm 2011 đến năm2013 của BIDV Bắc Ninh

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Tên chỉ tiêu Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013

Các chỉ tiêu về quy mô (tỷ đồng)

Huy động vốn cuối kỳ 1.236 1.769 1.996

Huy động vốn bình quân 1478 1404 1640

Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1992 1451 1418

Dư nợ tín dụng bình quân 2601 1787 1392

Số lao động 166 163 162

Chỉ tiêu về cơ cấu, chất lƣợng (%)

Tỷ lệ dư nợ/ Huy động vốn 1,61 0,82 0,71

Tỷ trọng dư nợ TDH/ Tổng dư nợ 19,44 18,6 18,09

Tỷ trọng dư nợ bán lẻ / Tổng dư nợ 20,05 22,3 22,4

Tỷ lệ nợ xấu 37,3 17 1,88

Các chỉ tiêu hiệu quả (tỷ đồng)

Lợi nhuận trước thuế 8,2 5,1 19,5

LNTT bình quân đầu người 0,05 0,03 0,12

Thu dịch vụ ròng 13,4 9,3 12,7

Thu nợ hạch toán ngoại bảng 5.2 22.8 67.1

Hoạt động huy động vốn: 1,236 1,769 1,996 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 2,000 Tỷ đồng 2011 2012 2013

Biểu đồ 3.1: Diễn biến huy động vốn qua các năm

Hoạt động huy động vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì nó tác động mạnh đến khả năng thanh khoản của một ngân hàng. Một cơ cấu vốn hợp lý là tiền đề để cho ngân hàng tồn tại, hoạt động độc lập và hiệu quả. Từ năm 2011 đến năm 2013, thị trường tiền tệ gặp nhiều khó khăn, phức tạp, các NHTM cạnh tranh quyết liệt nhằm thu hút nguồn vốn, tránh rủi ro thanh khoản. BIDV Bắc Ninh đã nghiêm túc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước về công tác huy động vốn. Chi nhánh đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm huy động triệt để các nguồn vốn trong dân cư tại địa phương cùng nguồn vốn khác trong nền kinh tế để ngăn dòng vốn chảy ra khỏi ngân hàng. Một trong những biện pháp mà BIDV Bắc Ninh áp dụng là triển khai các sản phẩm huy động vốn đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng (chương trình tiết kiệm dự thưởng, các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, sản phẩm tiền gửi tích lũy bảo an, sản phẩm tiết kiệm rút dần...). Ngoài ra BIDV Bắc Ninh không ngừng gia tăng chất lượng dịch vụ và nâng cao năng lực cán bộ huy động vốn. Nhờ đó công tác huy động vốn đã đạt được kết quả khả quan. Cụ thể:

Bảng 3.2:Một số chỉ tiêu về huy động vốn từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nguồn vốn huy động 1236 1769 1996 1. Phân theo kỳ hạn 1236 100% 1769 100% 1996 100% - Không kỳ hạn 150 12% 212 12% 240 12% - Ngắn hạn 730 59% 918 52% 1058 53% - Trung dài hạn 356 29% 639 36% 699 35%

2.Phân theo đối tượng 1236 100% 1769 100% 1996 100%

- Tổ chức kinh tế 438 35% 902 51% 978 49%

- Dân cư 798 65% 867 49% 1018 51%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Bắc Ninh năm 2011, 2012, 2013)

Tổng nguồn vốn huy động tại thời điểm 31/12/2013 đạt 1.996 tỷ đồng (tăng 227 tỷ đồng so với năm 2011), tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước đạt 13% và tăng so với năm 2011 là 760 tỷ đồng tương đương tăng 43%. Năm 2012 nguồn vốn huy động tăng 553 tỷ đồng tương đương 30% so với năm 2011. Về cơ bản, chi nhánh vẫn duy trì tốt độ tăng trưởng huy động vốn cao, giữ vững được nền khách hàng truyền thống, khách hàng có số dư tiền gửi lớn và thường xuyên quan hệ với ngân hàng nhưng vốn huy động có dấu hiệu tăng chậm lại năm 2013 do thị trường chứng khoán ảm đạm, hoạt động tài chính kém sôi nổi, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu vốn nên lượng vốn kinh doanh cũng giảm sút. Việc cạnh tranh lãi suất diễn ra khốc liệt giữa các ngân hàng nhằm huy động tốt nhất có thể trong nền kinh tế. Trong khi Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất mà vẫn có tới 27 chi nhánh của các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn. BIDV Bắc Ninh ngoài mục tiêu lợi nhuận còn thực hiện nhiều mục tiêu do Nhà nước đề ra, luôn đi đầu trong việc dẫn dắt thị trường, luôn tuân thủ các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định chính sách kinh tế, tài chính tiền tệ

nên không thể đưa ra mức lãi suất cao như các ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh. Do vậy, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn không còn cao như những năm trước.

Tuy nhiên, thông qua các con số tuyệt đối, có thể thấy rằng công tác huy động của BIDV Bắc Ninh vẫn rất được quan tâm chú trọng và có được những thành tích tăng trưởng đáng khích lệ trong điều kiện môi trường kinh tế như vậy.

Về cơ cấu nguồn vốn:

Vốn huy động ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn. Tỷ trọng vốn không kỳ hạn tăng dần qua các năm 2011 - 2013 (so với năm 2011, nguồn vốn không kỳ hạn tăng 29% vào năm 2012, tăng 43% vào năm 2013). Nguồn vốn trung dài hạn vẫn tăng tuyệt đối qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn có xu hướng giảm dần (30.2% năm 2010 xuống 26.3% năm 2012). Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn tăng tuyệt đối cơ bản hợp lý, tỷ trọng tăng của năm sau cao hơn năm trước đều trên 15%. Nguồn vốn dài hạn có xu hướng giảm là do thị trường kém ổn định (nhạy cảm với lãi suất) hơn. Nhiều chủ sở hữu không muốn đầu tư vào kỳ hạn dài do sự khan hiếm về vốn và những dự báo về kinh tế còn nhiều bất ổn nên dẫn đến đầu tư ngắn hạn để còn nghe ngóng, quyết định chuyển hướng cho kịp thời về vốn.

- Nguồn vốn từ dân cư luôn chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn. Năm 2013, vốn dân cư tăng đều và ổn định qua các năm do chiến lược kinh doanh và chính sách phát triển khách hàng tập trung vào bán lẻ. Vốn tổ chức kinh tế tăng mạnh trong năm 2012 so với năm 2011 do cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng trong năm 2011 dẫn đến nhiều nguồn vốn bị chuyển ra khỏi ngân hàng. Đến năm 2012, ngân hàng đã tìm kiếm được các nguồn vốn lớn từ các định chế tài chính như bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, SCIC, hay các khách hàng có nguồn vốn dư thừa lớn như nhiệt điện phả lại PPC, Tổng công ty nhà Hà nội HUD, các DN có vốn đầu tư nước ngoài FDI. Đến năm 2013, nguồn vốn tổ chức kinh tế vẫn tăng trưởng tuyệt

đối tuy nhiên tốc độ có giảm mạnh do không còn tạo được đột biến như trước nữa, các doanh nghiệp FDI tham gia chuyển vốn về đầu tư đã chững lại, các doanh nghiệp trong nước ngày càng khó khăn, nguồn vốn thanh toán xây dựng cơ bản còn bị nợ đọng nhiều.

Đạt được kết quả trên là do chi nhánh đã sử dụng nhiều giải pháp linh hoạt và đa dạng để huy động vốn, chú trọng tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, áp dụng nhiều hình thức gửi tiền, điều chỉnh lãi suất huy động kịp thời, thực hiện tốt dịch vụ chuyển tiền, chi trả kiều hối... tạo ra nhiều tiện ích trong thanh toán. Chính vì vậy, cả về mặt tương đối và tuyệt đối, tỷ trọng vốn ngân hàng huy động tại chỗ không ngừng tăng lên. Điều này tạo cho NH sự chủ động về nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh.

Hoạt động tín dụng: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tín dụng trong hoạt động của ngân hàng, trong những năm vừa qua, BIDV Bắc Ninh luôn chú trọng đến tiếp cận các khách hàng có năng lực uy tín tốt, cũng như kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp tín dụng nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.

Bảng 3.3:Một số chỉ tiêu về dƣ nợ tín dụng BIDV Bắc Ninh từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị: Tỷ đồng, %

TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1992 1451 1413

1.1 Dư nợ ngắn hạn 1605 1119 1157

1.2 Dư nợ trung, dài hạn 387 332 256

2 Nợ xấu 743 304 27

3 Nợ quá hạn 821 637 114

4 Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn (%) 19 19 18

5 Tỷ lệ nợ xấu (%) 37 17 2

6 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 41 36 8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Bắc Ninh năm 2011, 2012, 2013)

Xét về quy mô tín dụng: Qua biểu trên ta thấy dư nợ tín dụng tại BIDV Bắc Ninh giảm dần qua các năm 2011 - 2013. Năm 2011 dư nợ tín dụng cuối

kỳ đạt 1992 tỷ đồng. Năm 2012, dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 1451 tỷ đồng, tức giảm 541 tỷ đồng (tương đương 27%) so với năm 2011. Đến năm 2013, dư nợ tín dụng giảm 38 tỷ đồng so với năm 2012) xuống còn 1413 tỷ đồng. Tại sao lại có sự sụt giảm dư nợ tín dụng liên tục qua các năm gần đây? Để trả lời câu hỏi này ta phải xét đến lịch sử các năm trước đó. Thời kỳ 2007 - 2010, BIDV Bắc Ninh đã tăng trưởng tín dụng nóng, cùng với đó là tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 dẫn tới chất lượng tín dụng giảm sút, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn gia tăng. Phát hiện ra vấn đề trên, BIDV Bắc Ninh dựa trên nền tảng khách hàng vốn có, đã nhanh chóng tiến hành sàng lọc khách hàng vay vốn, giảm dần dư nợ đối với các khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả. Ngoài ra, BIDV Bắc Ninh đã chuyển hạch toán ngoại bảng với một số khoản nợ đã quá hạn lâu ngày, khó có khả năng thu hồi trong tương lai gần. Tuy nhiên, BIDV Bắc Ninh ngoài việc sàng lọc khách hàng cũng đã nỗ lực tiếp cận khách hàng có uy tín và năng lực tài chính lành mạnh để tăng dư nợ và chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, do việc nền kinh tế còn khó khăn, các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng nên không có hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất mạnh như trước trong khi mục tiêu kiềm chế lạm phát, thắt chặt chi tiêu từ chính phủ cũng dẫn đến những doanh nghiệp có nguồn vốn từ ngân sách hoặc có nguồn thanh toán từ ngân sách bị ảnh hưởng mạnh nên không có nhu cầu tín dụng để hoạt động sản xuất kinh doanh.

Xét về chất lượng tín dụng: 37.00% 17.00% 2.00% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 2011 2012 2013

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu của BIDV Bắc Ninh từ năm 2011 đến năm 2013

Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng dư nợ, chi nhánh đã kiểm soát chặt chẽ điều kiện cho vay, tài sản đảm bảo tiền vay, đảm bảo an toàn theo đúng

quy định của ngành, với sự quyết tâm và nỗ lực cao, BIDV Bắc Ninh đã đánh giá phân loại khách hàng, rà soát và yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo tiền vay, thẩm định chặt chẽ các khoản vay, hỗ trợ khách hàng có khả năng phục hồi sản xuất, từ đó giảm dần tỷ lệ, số dư nợ xấu và nợ quá hạn. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là 37%, giảm xuống còn 21% năm 2012 và đạt 2% năm 2013. Nợ quá hạn năm 2011 ở mức cao: 821 tỷ đồng. Đến năm 2013 dư nợ quá hạn giảm xuống còn 114 tỷ đồng (chiếm 8% tổng dư nợ). Như vậy, chất lượng tín dụng tại BIDV Bắc Ninh ngày càng được nâng cao và cải thiện.

Các hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại: Cùng với việc đẩy mạnh công tác huy động vốn và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, BIDV Bắc Ninh cũng rất chú trọng đến hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại. Bằng việc từng bước ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, BIDV Bắc Ninh đã triển khai các loại hình dịch vụ ngân hàng như: thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng, phát hành L/C, phát hành các loại thẻ nợ ghi nợ nội địa và ghi nợ quốc tế, dịch vụ kiểm đếm tiền mặt, dịch vụ thu chi hộ… Các hoạt động trên đạt được các thành tựu đáng kể, góp phần tăng lợi nhuận, tạo nhiều tiện ích gia tăng cho khách hàng, nâng cao vị thế và hình ảnh của BIDV Bắc Ninh.

Bảng 3.4:Tình hình hoạt động dịch vụ của BIDV Bắc Ninh từ năm 2011 đến năm 2013

STT Chỉ tiêu Đv tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Thu dịch vụ ròng tỷ đồng 13,1 14,3 15,3

2 Thu thanh toán quốc tế tỷ đồng 3,5 3,7 4,1

3 Thu kinh doanh ngoại tệ tỷ đồng 0,9 1,1 1,4

4 Thu từ hoạt động bảo lãnh tỷ đồng 2,5 2,7 3,2

5 Phát hành thẻ ATM Chiếc 7.519 7.648 7.935

Theo số liệu ở Bảng 2.4 ở trên ta thấy: Hầu hết các chỉ tiêu về thu dịch vụ tại BIDV Bắc Ninh có xu hướng tăng dần qua các năm 2011 - 2013. Tính đến 31/12/2013 tổng thu dịch vụ ròng tăng mạnh so với năm trước đạt 15,3 tỷ đồng. Trong đó:

Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ: Năm 2011, thu từ hoạt động thanh toán quốc tế đạt 3,7 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2011 (tăng 5,7%). Năm 2013 tốc độ tăng trưởng phí thanh toán quốc tế cao (10,8%). Kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hành Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)