Dạy đối chứng

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường từ điểm nhìn văn hóa (Trang 100 - 103)

Để so sánh và đánh giá tương đối khách quan chất lượng giáo án thể nghiệm và chất lượng thực nghiệm chúng tôi tiến hành dạy đối chứng bút kí :

Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”. Để thực hiện giờ dạy đối chứng chúng tôi

chọn đối tượng học sinh lớp 12H, Trường THPT Thông Huề đang học theo chương trình cơ bản và nhờ giáo viên dạy môn Ngữ văn lớp 12H lên lớp theo giáo án của họ (Giáo án đối chứng chúng tôi cung cấp ở phần phụ lục):

+ Ngày dạy : 28- 03- 2011

+ Tiết dạy 46, 47 Đọc văn: “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” + Lớp dạy: 12H, Trường THPT Thông Huề

+ Tổng số học sinh: 45 học sinh + Người dạy: Lý Thị Hồng

+ Người dự giờ: Nông Thị Uyên, Lý Mai Phương, Nông Thi Thảo, Trần Thị Vân Anh, Nông Thị Thu Hà.

* Thu thập ý kiến đánh giá:

Nhận xét của giáo viên dự giờ Về thiết kế Về hoạt động tổ chức giờ dạy Thái độ, hứng thú của học sinh với

giờ dạy Trƣờng THPT Thông Huề - Thiết kế trình bày rõ ràng, đáp ứng mục tiêu bài học. Định hướng HS Phát hiện vẻ đẹp của sông Hương dọc theo thủy trình của nó, chú ý đến văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường - Tổ chức thời gian hợp lí, đưa ra câu hỏi sát với nội dung bài học, số câu hỏi nhằm phát huy tính sáng tạo và khả năng phát hiện vấn đề còn hạn chế. Câu hỏi đọc hiểu chưa được giáo viên sử dụng nhiều. - Giáo viên hạn chế thuyết trình bằng cách gợi mở để HS phát hiện và giải quyết vấn đề - Cần cung cấp thêm một số tư liệu tranh ảnh về Huế như lược đồ dòng chảy sông Hương, sinh

- Học sinh tham gia bài học và phát biểu khá sôi nổi song nhiều khi còn tiếp thu kiến thức một cách thụ động, các em chưa phát huy tối đa tính tích cực chủ động, đôi khi còn bỡ ngỡ với thông tin mới lạ trong bài. Nhìn chung các em hiểu bài song mức độ hứng thú với bài học chưa cao.

hoạt văn hóa nghệ thuật trên sông...sẽ thu hút được sự chú ý của HS vào bài học nhiều hơn. * GV dạy đối chứng tự đánh giá:

Bài soạn đáp ứng được mục tiêu bài học, tổ chức dạy học hợp lí, cung cấp cơ bản những kiến thức về nội dung và nghệ thuật của bút kí cho học sinh. Tuy nhiên, cách thức gợi dẫn mà chúng tôi sử dụng chưa thực sự phát huy được hiệu quả: Chưa chú ý nhiều đến câu hỏi đọc hiểu, câu hỏi phát huy tính chủ động sáng tạo ở học sinh. Hệ thống tư liệu tranh ảnh mặc dù đã chuẩn bị nhưng chưa được phong phú. Do vây, chúng tôi nhận thấy, học sinh tiếp thu được bài học song mức độ hứng thú chưa cao. Qua góp ý của đồng nghiệp và căn cứ vào mức độ tiếp nhận của học sinh chúng tôi sẽ có phương án điều chỉnh giáo án và tìm ra phương pháp dạy phù hợp để bài giảng được hoàn thiện hơn.

* Nhận xét của tác giả luận văn về giờ dạy đối chứng:

Qua việc thăm lớp, dự giờ tiết dạy học đối chứng hai tiết đọc văn: “Ai đã

đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường chúng tôi nhận thấy:

Giáo viên có ý thức soạn bài và lên lớp nghiêm túc, chú ý đến mức độ tiếp nhận của học sinh, bài soạn tỉ mỉ, rõ ràng. Đối thoại với học sinh cởi mở, trong quá trình lên lớp đã cố gắng diễn đạt ý một cách đơn giản nhất, cung cấp tư liệu bổ trợ cho bài giảng. Tuy nhiên, giáo viên đôi khi còn bị động, lệ thuộc vào thời gian lên lớp, chưa linh hoạt trong giải quyết tình huống. Kết thúc mỗi nội dung bài học giáo viên cần chốt lại vấn đề.

Một yếu tố không thể thiếu trong dạy học Văn là cung cấp và rèn luyện kĩ năng cho học sinh mà bài học này yêu cầu phải nắm được kĩ năng đọc hiểu tác phẩm kí, cụ thể là bút kí. Điều này giáo viên dạy đối chứng chỉ thực hiện ở

khâu cuối khi nhận xét về văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Chúng tôi thiết nghĩ, trong quá trình giảng dạy GV nên đưa những câu hỏi gợi HS phát hiện điểm nhìn, giọng điệu trần thuật, và nghệ thuật sử dụng từ ngữ của kí giả. Đưa ra những câu hỏi đọc hiểu để phát huy tính chủ động, tích cực ở HS, đồng thời khuyến khích HS liên hệ những kiến thức trong bài với kiến thức ngoài cuộc sống, ví như khuyến khích học sinh liên hệ vẻ đẹp từ các góc độ của sông Hương với vẻ đẹp Huế hôm nay, cung cấp lược đồ dòng chảy của sông Hương...Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giờ giảng và sự tiếp thu bài học của học sinh: Mức độ hứng thú của HS với giờ học chưa cao, tiếp nhận về mặt kĩ năng và thái độ cần sâu sắc hơn.

Qua hoạt động dạy thực nghiệm và dự giờ dạy đối chứng, chúng tôi nhận thấy đề tài luận văn của chúng tôi có tính khả thi và đáp ứng được phần nào mục đích của dạy học văn bậc THPT: cung cấp tri thức nền tảng, tri thức công cụ và tri thức phương pháp để học sinh có khả năng tự đọc, tự học, độc lập sáng tạo.

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường từ điểm nhìn văn hóa (Trang 100 - 103)