Yếu tố thi pháp của kí Hoàng Phủ NgọcTường

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường từ điểm nhìn văn hóa (Trang 43 - 124)

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà viết kí và say mê kí không mệt mỏi, trong sách của Hoàng Phủ đâu đâu ta cũng gặp một tâm hồn Huế thiết tha với đất nước lâu đời, nâng niu, trân trọng bạn bè, thiên nhiên. Từng nhận mình là người ham chơi, người mang nợ đất nước, nên kí giả bao giờ cũng có

ý thức không lặp lại mình trong từng tác phẩm, mỗi tác phẩm là một diện mạo riêng, một sắc điệu riêng. Điều làm nên thành công của Hoàng Phủ chính là ông biết cách khai thác đối tượng từ điểm nhìn văn hóa. Văn hóa tham gia vào việc cấu thành tác phẩm, đặc biệt là các yếu tố thi pháp của tác phẩm. Đầu tiên có thể kể đến cách đặt nhan đề của tác phẩm kí. Không phải ngẫu nhiên mà Hoàng Phủ đặt tên các bút kí của mình một cách đầy ý nghĩa như Ai đã đặt tên cho dòng sông ?, Như con sông từ nguồn ra biển, Đời rừng, Rất nhiều

ánh lửa...Mỗi cái tên đều thể hiện một ý đồ nghệ thuật mang tính thẩm mĩ của

tác giả. Đó có thể là tình yêu thiên nhiên, yêu con người Huế, niềm tự hào về lịch sử văn hóa của quê hương...tất cả tạo nên sự hấp dẫn từ nhan đề, sự tò mò lôi cuốn cho bạn đọc đồng thời cũng thể hiện được ý vị lãng mạn, đầy chất thơ của chính kí giả. Để làm nên sắc điệu riêng của từng tác phẩm chúng ta phải kể đến sự sáng tạo của nhà văn. Là một người ham chơi, đi nhiều nơi trên đất nước, đi tới đâu ông cũng ghi lại những đặc điểm nổi bật của vùng đất đó từ Lạng Sơn cho đến đất mũi Cà Mau. Có ý kiến cho rằng kí của Hoàng Phủ hấp dẫn người đọc bởi trong kí của ông có một hệ thống biểu tượng phong phú trong đó phải kể đến dòng sông, hoa, núi và chim. Không chỉ đơn thuần nêu lên các biểu tượng mà nhà văn con am hiểu sâu sắc về nó. Trong

Thành phố và chim” nhà văn viết: “Tưởng không cần nhiều hơn để nhận ra

rằng có bao nhiêu điều trong đời sống nội tâm của người Huế đã hình thành qua tình bạn lâu dài với chim đến nỗi người ta đã mang theo tiếng chim vào

âm nhạc để cố gắng đạt tới nỗi lòng, như trong bài Lý qua đèo” phải yêu

thiên nhiên và gắn bó với Huế tha thiết thì kí giả mới có thể viết lên bằng trải nghiệm của chính mình như vậy. Tuy nhiên, biểu tượng ám ảnh và xuyên suốt nhiều bút kí của ông chính là sông Hương, yêu sông Hương, gắn bó với sông Hương kí giả say mê tìm về cội nguồn của nó, từ dòng sông với cái tên A pàng xưa đến Huế là sông Hương ngày nay. Sông Hương là biểu tượng trở đi

trở lại trong nhiều bút kí và mỗi lần xuất hiện với nhiều dáng vẻ khác nhau khi dịu dàng trí tuệ, khi trẻ trung sôi nổi và đa màu sắc: Như con sông từ nguồn ra biển, Hoa trái quanh tôi, Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Ai đã đặt

tên cho dòng sông ?...Dòng sông là biểu tượng mang nhiều ý nghĩa: nó không

chỉ là sản phẩm của tạo hóa cung cấp nước và phù sa cho cuộc sống lao động sản suất và sinh hoạt của con người mà sâu hơn đó là nơi sinh thành và nuôi dưỡng cả một vùng văn hóa dân tộc, đến với những dòng sông người đọc có thể có những liên tưởng thú vị dòng sông hướng về nguồn cội, hay là dòng sông đời người.

Cùng với hệ thống biểu tượng, chúng tôi nhận thấy kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường chứa nhiều yếu tố trữ tình ngoại đề và chính nó đã góp phần làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm kí. Trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” yếu tố trữ tình ngoại đề được tác giả sắp xếp ở phần cuối tác phẩm đoạn lí giải về tên của dòng sông từ huyền thoại “vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sôngHương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông

cho làn nước thơm tho mãi”. Trong văn học, yếu tố trữ tình ngoại đề thường

thể hiện cho một thái độ, một tư tưởng nào đó của tác giả, là ngôn từ của tác giả kiêm người trần thuật bị chệch ra ngoài việc miêu tả các sự kiện trong cốt truyện, nhằm bình luận đánh giá về chúng, đặc biệt trong kí thái độ, suy nghĩ của kí giả thường được biểu hiện trực tiếp. Cho nên, sử dụng trữ tình ngoại đề là thủ pháp quen thuộc và tất yếu. Ngoài ra điểm nhìn, giọng điệu trần thuật và ngôn ngữ nghệ thuật cũng góp phần không nhỏ vào việc cấu thành tác phẩm. Đó chính là những yếu tố thi pháp quan trọng làm nên thành công của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng như làm rạng danh cho kí Việt Nam hiện đại.

2.3. Mô hình đọc hiểu kí của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng

Kí là một thể loại thuộc loại hình tự sự nhưng là tự sự đặc biệt, kí có mặt ở tất cả các giai đoạn văn học. Chúng ta tìm thấy trong kí hầu hết mọi vấn

đề của cuộc sống từ thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội cho đến đời sống của con người. Trong kí, đặc biệt là bút kí ngoài yếu tố cơ bản là chất tự sự còn đậm chất trữ tình, bút kí ngoài khả năng cung cấp lượng thông tin còn hàm chứa trong đó rất nhiều tâm trạng, cảm xúc của kí giả. Tóm lại, bản chất cơ bản của bút kí hay tùy bút là: viết về người thật, việc thật bằng một lối viết tự do, phóng túng và mang đậm cá tính của người viết. Căn cứ vào đặc trưng loại thể của bút kí và kết hợp với lý thuyết đọc hiểu chúng tôi đưa ra mô hình đọc hiểu tác phẩm kí nói chung và bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường nói riêng như sau:

+ Đọc hiểu ý nghĩa của tầng cấu trúc ngôn từ: Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của tác phẩm(Gorki), muốn tiếp cận một tác phẩm văn chương không thể không thông qua ngôn ngữ. Văn học là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, ngôn từ là phương tiện chuyên chở hình tượng, là biện pháp thể hiện nội dung của tác phẩm. Ngôn ngữ là chất liệu, là hiện tượng của đời sống mang ý nghĩa phổ biến và ý nghĩa sáng tạo của cá nhân, ngôn ngữ là kí hiệu của tình cảm [14, tr 97] Nghệ thuật chính là kết quả của việc sử dụng, khai thác hình thức cấu trúc ngôn ngữ. Đối với tầng ngôn từ nhất thiết phải đọc kĩ, đọc từng từ, từng câu, từng đoạn văn bản. Từ đó phát hiện và phân tích được những từ “đắt”, từ lạ, từ mang tín hiệu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đặc biệt, kí là ghi chép về con người và hiện tượng cuộc sống một cách xác thực mang tính thẩm mĩ. Trong kí hầu như không có chứa những xung đột, kịch tính, do vậy cần thiết phải đọc kĩ, bám sát ngôn từ mới có thể hiểu được hình tượng nghệ thật và ý nghĩa nhân văn của nó, đồng thời nắm được tư tưởng của kí giả. Hoàng Phủ Ngọc Tường là một kí giả luôn có ý thức làm mới mình, để không bao giờ lặp lại mình trong mỗi tác phẩm. trong đó ngôn ngữ là một nhân tố được ông đánh giá rất cao và coi đó là yếu tố quan trọng làm nên thành công không nhỏ của tác phẩm nghệ thuật. Đến với kí của Hoàng Phủ

người đọc như được ru trên những trang văn mượt mà, êm dịu và thẫm đẫm chất thơ, một thứ ngôn ngữ không cầu kì, khuôn sáo nhưng cũng không quá đơn giản, tầm thường. Đó là ngôn ngữ của người Huế mang đầy sắc điệu của giọng nói nhỏ nhẹ, dịu dàng của cô gái Huế. Và sâu hơn là ngôn ngữ mang đậm chất văn hóa Huế. Ngôn ngữ trong kí của Hoàng Phủ tưởng như giản dị mộc mạc nhưng bên trong ẩn chứa một sức khái quát cao, thể hiện được tài năng, trình độ và tầm hiểu biết sâu rộng của người viết. Có thể khi đến với kí của nhà văn người đọc sẽ thường xuyên bắt gặp những từ ngữ mang đậm sắc thái của sinh hoạt địa phương như: chi, tê, mô, răng, rứa, nỏ...(Như con sông

từ nguồn ra biển, Ngọn núi ảo ảnh, Hoa trái quanh tôi...) đó là những ngôn từ

hết sức gần gũi, thân thuộc trong đời sống sinh hoạt của người Huế, khi đưa vào văn chương không những nó không làm giảm chất văn mà ngược lại còn làm cho câu văn mềm mại duyên dáng hơn. Qua ngôn ngữ kí của Hoàng Phủ một lượng tri thức về văn hóa Huế sẽ dần dần hiện ra trước mắt người đọc, để từ từ dẫn dắt họ đến với một Huế mộng, Huế thơ nhưng giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Ý nghĩa của tầng cấu trúc ngôn từ là cơ sở quan trọng để đọc hiểu ý nghĩa tầng hình tượng và ý nghĩa tầng tư tưởng tác phẩm.

+ Đọc hiểu ý nghĩa tầng cấu trúc hình tượng thẩm mỹ: Nắm vững cấu trúc ngôn ngữ tác phẩm là nắm vững hình thức tái hiện cuộc sống, Xuyên qua lớp vỏ ngôn ngữ chúng ta đến với hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Đây là tầng biểu hiện tình cảm thẩm mĩ của nhà văn và tác phẩm. Đối với kí khi phân tích cấu trúc hình tượng nghệ thuật cần đặc biệt chú ý đến kết cấu nội tại tức là mối quan hệ giữa nhân vật và sự kiện, tình huống, chi tiết nghệ thuật và điểm sáng thẩm mĩ, giữa thời gian, không gian và nhịp điệu, âm hưởng và giọng điệu, chân thực và hư tưởng…để tìm ra những lớp ý nghĩa nằm sâu bên trong thế giới hình tượng của tác phẩm. Để tìm ra hình tượng trung tâm của một tác phẩm văn học bao giờ cũng đi từ hình ảnh, biểu trưng, biểu tượng và

cuối cùng là hình tượng. Cấu trúc hình tượng nghệ thuật của tác phẩm văn học nói chung thường được tổ chức thành mối quan hệ vô cùng phức tạp giữa ý thức và vô thức tạo nên tư duy hình tượng làm cho tác phẩm văn chương mang tính mơ hồ, đa nghĩa. Thế giới hình tượng trong tác phẩm kí ít nhiều cũng mang đặc điểm đó. Vì vậy, chỉ có cách đọc thông qua bản thân, tự chiêm nghiệm mà tích lũy kinh nghiệm nghệ thuật thì mới có thể hiểu hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm một cách thấu đáo. Trong kí Hoàng Phủ Ngọc Tường nổi bật hơn cả là hình tượng tác giả - một cái tôi tài hoa, uyên bác nhưng cũng rất mực thâm trầm và trí tuệ. Bởi ít nhân vật và ít xung đột, đối thoại nên dường như trong kí hình tượng tác giả được thể hiện cụ thể và sắc nét. Hình tượng tác giả được hiện lên qua điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trần thuật. Hoàng Phủ Ngọc Tường là người ham chơi đi nhiều nơi và đến đâu ông cũng để lại dấu ấn về nơi mình đã đến, chủ yếu bằng tác phẩm văn học. Vì vậy, đến với kí của nhà văn ngoài hiện thực sinh động về đối tượng được phản ánh người đọc còn bắt gặp một cái tôi tài hoa, phóng túng song rất mực sâu sắc, kín đáo. Có nhiều ý kiến cho rằng, đến với một tác phẩm kí, điều làm người đọc dễ nhận thấy nhất là hình tượng tác giả, là thể loại thiên về ghi chép sự thật, việc thật nên kí giả có thể tự do vận dụng cách viết đa dạng để tạo nên bản sắc, cái tôi của họ được trực tiếp biểu hiện trong tác phẩm của mình. Không cần phải dùng lời văn để giới thiệu quảng bá người đọc vẫn có thể nhận ra được cái tầm của từng kí giả cũng như trình độ học vấn, tri thức văn hóa và năng lực thẩm mĩ của họ. Cùng với hình tượng tác giả luôn thường trực chúng ta còn được tiếp xúc với hình tượng nhân vật. Ở đây có thể là con người hoặc sự vật như dòng sông, ngọn núi...nhân vật trong kí của Hoàng Phủ thuộc nhiều tầng lớp từ người làm vườn, người lính, người mẹ nuôi quân cho đến những trí thức trẻ và những bậc anh hùng lưu danh sử sách. Điểm chung dễ nhận thấy là các nhân vật của Hoàng Phủ dù bước ra với vai trò hay cương

vị nào cũng đều là những con người văn hóa, những người luôn suy nghĩ, trăn trở với những vấn đề của dân tộc, yêu nước và gắn bó với quê hương sâu sắc.

+ Đọc hiểu ý nghĩa tầng cấu trúc tư tưởng thẩm mỹ: Giá trị lớn lao của một tác phẩm văn chương xét đến cùng là đạt tới tư tưởng thẩm mĩ và ý vị nhân sinh của nó. Vì vậy, nói đến tư tưởng ở đây không phải là thứ tư tưởng trần trụi mà phải thông qua tầng ngôn từ và tầng hình tượng. Trong một tác phẩm văn chương các tầng cấu trúc không tồn tại một cách độc lập, đơn lẻ mà bao giờ cũng gắn kết chặt chẽ với nhau, tìm hiểu mối quan hệ giữa chúng tức là tìm ra giá trị và ý nghĩa của tác phẩm. Có nhiều loại tư tưởng như tư tưởng chính trị, tư tưởng triết học nhưng đích cuối cùng của tác phẩm là tư tưởng nghệ thuật, tư tưởng thẩm mĩ. Đó là tư tưởng không chỉ tác động vào nhận thức của người đọc mà cao hơn nó còn tác động tới thế giới tâm hồn, tình cảm, thức tỉnh con người cảm hiểu về số mệnh con người, sứ mệnh lịch sử và thời đại. Mặc dù dung lượng, đề tài không lớn như tiểu thuyết nhưng kí là thể loại có khả năng phản ánh tất cả mọi mặt của đời sống xã hội một cách nhanh nhạy và chân xác. Cho nên, những vấn đề mà các kí giả đưa ra ít nhiều cũng mang một ý nghĩa xã hội và cuộc sống nhất định. Đặc biệt, Hoàng Phủ là nhà văn có sở trường về văn hóa Huế, kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường là kí viết về thiên nhiên và các vấn đề lịch sử, văn hóa dân tộc. Theo ông, văn hóa là một cái gì đó vô cùng thiêng liêng nó như là cốt cách, là tâm hồn là tinh túy của muôn đời. Trong “Trung tâm thành Châu Hóa” tác giả viết: “Văn hóa chính là bài thơ của cuộc sống, không phải được làm ra trong một khoảnh khắc cảm hứng của thi sĩ mà là được sáng tạo qua kinh nghiệm sống trường kì của nhân dân, là sức cố gắng vươn tới cái Đẹp của con người qua nhiều đời; trong cuộc tiếp xúc trao đổi giữa con người với con người mang những lối

sông khác nhau thuộc các dân tộc”. Chính vì lẽ đó, nên kí của ông chứa một ý

nghĩa tư tưởng lớn và hầu như xuyên suốt những sáng tác về Huế của ông người đọc vừa khám phá chiều sâu văn hóa trong tác phẩm vừa tiếp thu được một lượng tri thức văn hóa phong phú và sâu sắc.

Để đọc hiểu kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường một cách hiệu quả cần kết hợp hài hòa và đồng bộ cả ba tầng cấu trúc trên. Ba tầng cấu trúc không tồn tại đọc lập mà bao giờ cũng liên hệ mật thiết với nhau. Có thể nói “ tầng cấu trúc ngôn từ và tầng cấu trúc hình tượng nghệ thuật là sự chuyển hóa từ nội dung sang hình thức, tiếp theo là tầng cấu trúc tư tưởng thẩm mĩ lại là sự chuyển hóa từ hình thức ngôn ngữ và hình tượng sang nội dung tư tưởng và ý

vị của tác phẩm văn chương” [15, tr.31]. Đọc hiểu từ ý nghĩa tầng cấu trúc

ngôn ngữ, qua tầng hình tượng và hiểu ý nghĩa tầng tư tưởng thẩm mĩ là đi được quá trình đọc hiểu tác phẩm kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Tiểu kết: Với chương 2 chúng tôi đã cung cấp những kiến thức cơ bản về lí thuyết đọc hiểu từ phương diện quan niệm về dạy đọc hiểu TPVC, tri thức và kĩ năng đọc hiểu. Đồng thời để có thể vận dụng vào dạy đọc hiểu bút (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” một cách có hiệu quả chúng tôi đã tìm hiểu

vấn đề đọc hiểu kí theo đặc trưng thể loại trên cơ sở đưa ra những đặc điểm về yếu tố bền vững của loại thể kí nói chung và thi pháp kí của Hoàng Phủ nói

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường từ điểm nhìn văn hóa (Trang 43 - 124)