Xác định nội dung và cách thức gợi dẫn đọc hiểu đoạn trích “Ai đã

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường từ điểm nhìn văn hóa (Trang 67 - 72)

đặt tên cho dòng sông ?”

Gợi dẫn là một hoạt động cần thiết và quan trọng đối với giờ dạy đọc hiểu văn bản Ngữ văn ở trường phổ thông. Bởi học sinh THPT, mặc dù đã có sự phát triển về thể chất và nhân cách cũng như có một số lượng kiến thức nhất định về văn học, song các em vẫn chưa hoàn toàn có thể tự chiếm lĩnh

nội dung tác phẩm một cách trọn vẹn. Vì vậy, hoạt động gợi dẫn của giáo viên là vô cùng cần thiết trong giờ dạy học. Giáo viên tiến hành hoạt động này nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức công cụ và định hướng hoạt đông để các em tiếp cận ban đầu với tác phẩm qua hoạt động tự đọc văn bản. Cho nên giáo viên cần đặc biệt lưu ý đến đối tượng học sinh và trọng tâm kiến thức mà đưa ra được cách thức gợi dẫn phù hợp và hiệu quả. Với bài dạy đọc hiểu “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”, giáo viên có thể gợi dẫn cho học sinh theo những nội dung sau:

Thứ nhất: về tác giả: giới thiệu một số nét cơ bản về tác giả như cuộc đời, sự nghiệp văn học, quan điểm về nghề viết của nhà văn (chú ý đến những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra đời của tác phẩm và phong cách nghệ thuật của nhà văn). Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn sáng tác và dành được nhiều thành công ở thể kí đặc biệt là bút kí. Toát lên toàn bộ sáng tác của ông là cảm hứng và niềm đam mê đối với vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam. Đề tài thu hút được sự quan tâm chú ý của ông đó là những vấn đề về thiên nhiên, những giá trị về văn hóa, lịch sử và cuộc sống con người. Đó là những vấn đề có ý nghĩa thời đại. Dù viết về chiến tranh hay cuộc sống đời thường thì những vấn đề ông trình bày phải là điều ông tâm đắc và có quá trình quan sát, nghiên cứu. Khi gợi dẫn về tác giả, giáo viên nên lưu ý đến quan điểm về nghề viết văn của Hoàng Phủ. Đó sẽ là quan điểm chi phối và ảnh hưởng suốt quá trình sáng tác ra tác phẩm của nhà văn. Trong “Hãy dè

chừng một lối viết” ông đã thể hiện quan niệm: “Bây giờ ngay cả công chúng

bình thường cũng đòi hỏi các tác giả viết về Huế đầu tư nhiều trí tuệ hơn, hiểu biết vấn đề có chiều sâu hơn, và trước hết, cung cấp thông tin chính xác hơn ”. Như vậy, quan niệm của ông với nghề kí được trình bày rất rõ ràng đó là mỗi kí giả khi viết về Huế hãy viết những thông tin thật chính xác, hãy đề cao trách nhiệm và tập trung toàn bộ trí lực để cống hiến cho công chúng những tác phẩm thật sự có giá trị.

Tìm hiểu về một tác giả văn học, ngoài cuộc đời và sự nghiệp chúng ta cần đặc biệt lưu ý đến phong cách nghệ thuật của nhà văn đó. Phong cách là yếu tố quan trọng để làm nên nét riêng của nhà văn, giúp độc giả nhận diện ra họ và phân biệt với các nhà văn khác. Đây cũng là một nội dung gợi dẫn cần thiết để học sinh có hướng tiếp cận tác phẩm chính xác hơn, nhất là những nét phong cách được thể hiện trong văn bản đọc hiểu “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Là một bút kí giàu tính trữ tình viết về Huế, nhân tố làm nên giá trị đặc sắc của tác phẩm là màu sắc văn hóa đậm nét. Tất cả các bút kí của ông đều được nhìn nhận và thể hiện dưới ánh sáng của văn hóa, mỗi khi viết về một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực văn hóa Hoàng Phủ đều viết bằng cả niềm say mê, sự tâm huyết và những suy tư chất chứa trong lòng. Với giọng văn mượt mà, trầm tư, sâu lắng, ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình tượng và giàu chất thơ đã làm nên Hoàng Phủ Ngọc Tường – nhà viết kí tài ba của nền văn học dân tộc.

Thứ hai: đọc tác phẩm, đây là bài kí xuất sắc nhất của Hoàng Phủ về Huế, dung lượng khá dài, nội dung tri thức phong phú, giáo viên cần phải hướng dẫn cách đọc để học sinh có thể chiếm lĩnh chiều sâu tác phẩm một cách hiệu quả nhất. Với bốn kĩ năng đọc là đọc chính xác, đọc phân tích, đọc sáng tạo và đọc tích lũy, giáo viên cần lưu ý gợi dẫn cho học sinh vận dụng từng cách đọc cụ thể, phù hợp trong quá trình đọc tác phẩm.

Thứ ba: gợi dẫn tìm hiểu tác phẩm, đây là hoạt động chính và chủ yếu trong quá trình tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản đoạn trích: “Ai

đã đặt tên cho dòng sông ?”. Vì vậy, giáo viên cần gợi dẫn sao cho học sinh

có thể chiếm lĩnh được nội dung văn hóa đặc sắc trong tác phẩm và nghệ thuật trần thuật tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Để làm được điều đó, trước tiên, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ý lớn của từng đoạn, trong mỗi đoạn lựa chọn và phân tích những hình ảnh độc đáo, câu văn đặc sắc cho thấy vẻ đẹp và sự sinh động, sức hấp dẫn của dòng sông Hương. Song song với

quá trình khuyến khích và yêu cầu học sinh xác định được nội dung từng đoạn, lựa chọn và phân tích các câu từ đặc sắc giáo viên cần kết hợp với việc bình các câu văn hay mang đậm chất văn hóa. Tiêu biểu là những câu văn tác giả dùng phép nhân hóa để khắc họa hình ảnh vừa sinh động vừa có hồn của sông Hương: ví sông Hương với cô gái di gan, với người mẹ phù sa, người tình mong đợi, người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya... Bởi đối với Hoàng Phủ, dòng sông Hương không phải là một dòng sông bình thường như bao dòng sông khác mà nó là một phần hồn, một phần máu thịt của nhà văn. Với nghệ thuật nhân hóa, ông đã thực sự xây dựng sông Hương thành một nhân vật, một con người, để được chuyện trò, đối thoại cùng nó. Điều này hoàn toàn hợp lẽ, bởi chẳng phải ta vẫn quen nghĩ rằng các dòng sông vừa là kẻ

đồng sáng tạo, vừa là chứng nhân lịch sử, văn hoá của một vùng đất hay sao ?

Dưới ngòi bút tài hoa và cái nhìn đầy mê đắm, trân trọng của tác giả, sông Hương cũng có một cuộc đời phong phú trải qua nhiều giai đoạn, khi gian truân, khi êm đềm. Giữa lòng Trường Sơn, nó chính là "một cô gái Di-gan

phóng khoáng và man dại", có "bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong

sáng". Còn khi đã ra khỏi rừng, "sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp

dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở".

Sông Hương có "phần tâm hồn sâu thẳm", có vẻ mặt lúc trầm mặc, lúc vui tươi, có thái độ đầy ân tình với Huế khi dành cho cố đô "điệu slow tình cảm"

vô cùng giàu ý nghĩa... Tác giả đã thực sự trở thành một tri kỉ của sông Hương, hiểu ngọn ngành khí chất của nó. Ở giai đoạn này, giáo viên định hướng để học sinh phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo bằng cách gợi dẫn cho học sinh tìm những câu văn hay mà các em thực sự yêu thích, sau khi phân tích ý nghĩa dùng liên tưởng và tưởng tượng để khái quát hóa nó. Kí là thể loại không mấy hấp dẫn học sinh, nên giáo viên cần phải làm bật lên được vẻ đẹp của dòng sông Hương, đặc biệt là vẻ đẹp nhìn từ góc độ văn hóa, để từ

đó học sinh nhận ra những kiến thức trong bài không quá xa lạ và khó tiếp nhận, học sinh tự tìm được hứng thú với tác phẩm. Bên cạnh việc gợi dẫn học sinh tìm hiểu giá trị nội dung của đoạn trích, giáo viên cần thiết phải gợi dẫn học sinh tìm hiểu nghệ thuật viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện trong đoạn trích. Cụ thể là các yếu tố như người trần thuật hay hình tượng tác giả, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật trong bài kí.

Một hoạt động không kém phần quan trọng đối với vai trò gợi dẫn của giáo viên là gợi dẫn rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Hoạt động này bao gồm việc ra bài tập và hướng dẫn học sinh vận dụng tri thức. Nội dung rèn luyện bài học này là rèn luyện khả năng kết hợp tri thức và cảm xúc trong đọc và tái hiện văn bản. Trên cơ sở bước đầu nắm được đặc điểm của nghệ thuật viết kí, giáo viên có thể yêu cầu học sinh viết đoạn văn bày tỏ cảm xúc của bản thân sau khi học song tác phẩm hoặc viết một đoạn văn miêu tả về một thắng cảnh của quê hương.

Cách thức gợi dẫn: để hoạt động gợi dẫn được tiến hành thuận lợi và thu được hiệu quả, giáo viên cần phải có cách thức gợi dẫn phù hợp. Có nhiều cách thức gợi dẫn khác nhau và ứng dụng vào từng thời điểm cụ thể như thuyết trình, phân tích, giảng bình... Một hình thức phổ biến và hữu hiệu nhất cho hoạt động gợi dẫn của giáo viên cũng như định hướng được sự tiếp nhận ở học sinh là sử dụng các dạng câu hỏi trong quá trình gợi dẫn. Có nhiều loại câu hỏi: câu hỏi tái hiện, câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi nhận biết câu hỏi thông hiểu, câu hỏi vận dụng... và quan trọng hơn cả là câu hỏi đọc hiểu. Với câu hỏi đọc hiểu, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh toàn bộ giá trị nội dung và nghệ thuật trong bút kí qua tri thức đọc hiểu và kĩ năng đọc hiểu. Vì vậy, nghệ thuật đặt câu hỏi cũng là điểm cần thiết của hoạt động gợi dẫn. “Ai đã đặt tên

cho dòng sông” là bài kí khá dài với lượng kiến thức phong phú, nên giáo viên

về vẻ đẹp sinh động của sông Hương, sự biến đổi tâm trạng của dòng sông khi gặp thành phố cũng như lúc phải rời xa nó. Câu hỏi gợi học sinh phát hiện về yếu tố văn hóa và các loại hình nghệ thuật diễn ra trên sông Hương hay nhận xét giọng điệu, điểm nhìn trần thuật và ngôn ngữ nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nếu giáo viên sử dụng cách thức gợi dẫn phù hợp có thể tạo được hiệu quả tiếp nhận bút kí ở học sinh. Tuy nhiên, cần lưu ý dù sử dụng cách thức gợi dẫn nào giáo viên cũng cần xoáy sâu vào yếu tố văn hóa, lấy điểm nhìn văn hóa để cắt nghĩa và đánh giá đối tượng và thể hiện được trong giáo án của mình. Theo dõi mức độ phản ứng và tiếp thu bài học của học sinh để kết luận đề tài khoa học có mang lại tính khả thi hay không.

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường từ điểm nhìn văn hóa (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)