Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” Được chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm ở 2 lớp học theo chương trình cơ bản:
Thực nghiệm lần 1:
- Tiết dạy: 46 – 47, Đọc văn: “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” - Lớp dạy: 12A3, Trường THPT Hạ Lang
- Người dạy: Lý Mai Phương
- Người dự giờ: Lý Thị Hồng, Nông Thị Thảo, Nông Thị Thu Hà Thực nghiệm lần 2:
- Ngày dạy: Ngày 25 tháng 03 năm 2011
- Tiết dạy: 46, 47 Đọc văn: “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” - Lớp dạy: 12B, Trường THPT Thông Huề
- Người dạy: Nông Thị Uyên
- Người dự giờ: Lý Mai Phương, Nông Thị Liêm, Trần Thị Vân Anh * Thu thập ý kiến đánh giá:
Nhận xét của giáo viên dự giờ Về thiết kế Về hoạt động tổ chức giờ dạy Thái độ, hứng thú của học sinh với
giờ dạy
Trƣờng THPT Hạ Lang
- Giáo án được soạn khá tỉ mỉ đáp ứng được mục tiêu bài dạy. Kiến thức rõ ràng, phong phú, chú ý đến việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu những biểu hiện phong phú của văn hóa trong bài kí, lấy điểm nhìn văn hóa để lí giải
- Sử dụng hình thức đối thoại, giảng bình, đưa ra câu hỏi đọc hiểu và gợi dẫn hợp lý.
- HS chủ động, tích cực và phát huy khả năng tư duy, sáng tạo trong giờ học - Sử dụng phương
tiện dạy học đầy đủ và phát huy được
- Học sinh tham gia học tập sôi nổi, tự giác và hứng thú. Qua gợi dẫn của giáo viên HS đã chiếm lĩnh được kiến thức của bài học, thảo luận nhóm sôi nổi, nêu được cảm nhận về bút kí. Từ đó chứng tỏ học sinh hiểu bài và hứng
và phát hiện vẻ đẹp của dòng sông. Đồng thời cung cấp kĩ năng đọc hiểu tác phẩm kí cho HS. - Có tính khả thi cao, có thể thực hiện mục tiêu rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.
hiệu quả: tranh ảnh, tư liệu phong phú, máy chiếu hình ảnh sinh động , lôi cuốn được hứng thú của học sinh. thú với cách tiếp cận bài học từ điểm nhìn văn hóa. Trƣờng THPT Thông Huề
- Giáo án công phu, tỉ mỉ, đáp ứng mục tiêu bài học. Thiết kế có nhiều mới mẻ về phương pháp dạy học đọc hiểu bút kí. - Có khả năng ứng dụng vào dạy học ở trường phổ thông cho mọi đối tượng học sinh. Vì thể thiết kế có tính khả thi cao. - GV tổ chức bài giảng hợp lí, gợi dẫn phù hợp, đối thoại cởi mở, thảo luận nhóm và phát huy tính chủ động của HS.
- Hệ thống tranh ảnh băng hình, tư liệu phong phú, gợi được sự tò mò, lôi cuốn học sinh khám phá và chiếm lĩnh giá trị nội dung và nghệ thuật của bút kí. - HS hứng thú với giờ dạy, tích cực khám phá phát hiện những tri thức mới lạ trong tác phẩm, tỏ ra yêu thích cảnh sắc thiên nhiên và nền văn hóa nghệ thuật xứ Huế qua tranh ảnh GV cung cấp và tri thức cụ thể trong bài.
* GV dạy thực nghiệm tự đánh giá:
+ Thiết kế thể nghiệm mà chúng tôi đưa ra nhìn chung đã đảm bảo được nội dung bài học, vận dụng điểm nhìn văn hóa để hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo tinh thần của luận văn. Đồng thời rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc hiểu tác phẩm kí đặc biệt là cách khai thác các yếu tố nghệ thuật như: nghệ thuật trần thuật: điểm nhìn, giọng điệu, nhân vật, chú ý nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của kí giả, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và tính tích cực, chủ động học tập ở các em.
+ Đây là một đề tài hay nhưng khá mới mẻ với học sinh. Đặc biệt kí là thể loại khó dạy và dạy theo điểm nhìn văn hóa còn khá mới mẻ với học sinh. Cho nên chúng tôi đã có ý thức đầu tư cho bài giảng ở mức cao nhất có thể, đồng thời lựa chọn hình thức diễn đạt đơn giản để học sinh dễ tiếp nhận. Đối tượng mà chúng tôi tiến hành thực nghiệm là học sinh học theo chương trình cơ bản, các em đã có kĩ năng đọc hiểu kí qua một số tác phẩm kí trung đại và đặc biệt là đoạn trích “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân ở Ngữ văn 12. Cho nên khi tiến hành dạy thực nghiệm chúng tôi nhận thấy: HS chủ động, tích cực tham gia bài học, khả năng phản ứng và tiếp thu kiến thức của học sinh khá nhanh, nhận thức tương đối chính xác và có một số phát hiện thông minh sáng tạo với kiến thức trong bài, phối hợp với giáo viên trong đối thoại, thảo luận nhóm khá sôi nổi...Từ đó, chúng tôi chủ quan nhận định: Hướng thiết kế giáo án mà chúng tôi đưa ra phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh, dạy học đọc hiểu đoạn trích : “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ điểm nhìn văn hóa mang tính khả thi cao, có thể ứng dụng rộng rãi trong dạy học cho chương trình cơ bản, nếu dạy nâng cao thì cần phải đầu tư nhiều hơn nữa. Tuy nhiên để thực hiện và thu được kết quả một cách tốt nhất thì cần phải đòi hỏi sự nỗ lực tối đa của cả giáo viên và
học sinh. Bởi lẽ, dạy đọc hiểu đã được đưa vào chương trình những năm gần đây song nhiều em còn bỡ ngỡ, chưa nắm được tinh thần chung của nó, giáo viên chưa vận dụng đúng cách thức hướng dẫn đọc hiểu trong giờ dạy, Các tri thức văn hóa trong bài học rất phong phú và đa dạng song đây là lần đầu tiên các em phân tích văn học theo điểm nhìn văn hóa nên mặc dù gây được hứng thú và lôi cuốn được các em nhưng vẫn có một số ít khó khăn trong hoạt động học tập cũng như tiếp nhận. Vì vậy, giáo viên cần phải tìm ra những biện pháp và phương pháp dạy học tích cực phù hợp với đối tượng học sinh. Qua sự góp ý chân thành của các giáo viên chúng tôi sẽ điều chỉnh giáo án để hoạt động dạy đọc hiểu bút kí thu được kết quả cao hơn nữa.
Với những nhận xét còn mang tính chủ quan, song chúng tôi mong rằng thiết kế sẽ được áp dụng linh hoạt cho các đối tượng học sinh và luận văn sẽ là tư liệu tham khảo cho các giáo viên trong quá trình dạy học đọc hiểu bút kí
“Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” ở trường trung học Phổ thông.