Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, thái độ văn hóa cho học sinh trong

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường từ điểm nhìn văn hóa (Trang 66 - 67)

quá trình đọc hiểu “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”

Nhiệm vụ của giáo dục nói chung và dạy học văn nói riêng là cung cấp tri thức công cụ giúp học sinh phát triển, hoàn thiện nhân cách và bồi dưỡng tâm hồn. Bất kì một tác phẩm văn học nào được đưa vào giảng dạy trong chương trình cũng có tác dụng giáo dục và nâng cao năng lực thẩm mĩ cho các em. Cho nên, việc dạy đọc hiểu “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” ngoài cung cấp tri thức về con người và văn hóa, thiên nhiên của Huế cần phải bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, thái độ văn hóa cho học sinh. Do vậy, giáo viên cần phải đưa ra những biện pháp cụ thể và thiết thực đối với học sinh.

Trước hết, giáo viên đưa ra những câu hỏi mang tính chất khơi gợi thái độ của học sinh trong quá trình đọc hiểu tác phẩm ví dụ:

Suy nghĩ của anh(chị) về thiên nhiên và con người xứ Huế sau khi đã học xong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”?

Hãy chỉ ra những biểu hiện của văn hóa trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”, qua đó nêu vài cảm nhận của bản thân?

Bên cạnh việc đưa ra câu hỏi cần cho học sinh thảo luận xung quanh vấn đề: Từ hình tượng sông Hương em nhận thấy trong bài kí có những nét văn hóa gì nổi bật từ đó em hãy liên hệ với văn hóa Huế hiện nay. Giáo viên ra câu hỏi để học sinh bày tỏ thái độ và tình cảm của mình đối với văn hóa, lịch sử và con người Huế sau khi đã học xong thiên bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nếu có điều kiện và thời gian giáo viên nên tổ chức ngoại khóa với đề tài văn hóa xứ Huế và kí Hoàng Phủ Ngọc Tường. Trong quá trình đọc hiểu tác phẩm giáo viên kết hợp với phương pháp giảng bình để hướng dẫn học sinh phát hiện ra những giá trị độc đáo của bài kí trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Chẳng hạn, giáo viên có thể bình cách

sử dụng hình ảnh so sánh đầy sáng tạo của nhà văn: “Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương trở thành một người tài nữ

đánh đàn lúc đêm khuya” đây là hình ảnh so sánh độc đáo và quen thuộc của

Hoàng Phủ. Nó thể hiện được vẻ đẹp của không gian văn hóa và tâm hồn nghệ thuật của dòng sông. Dường như dòng sông vốn mang sẵn trong mình phẩm chất văn hóa trầm tích của xứ sở Huế. Hẳn ai đã từng đặt chân đến Huế đều không thể không tham gia những đêm ca Huế trên sông Hương thả hồn mình theo những lời ca mượt mà, tha thiết với gương mặt phảng phất nét trầm tư của những thiếu nữ vừa gảy đàn vừa cất lên tiếng hát đến da diết cõi lòng, du khách có thể tham dự những đêm hội thả đèn hoa đăng bồng bềnh trôi theo dòng nước. Tất cả, gợi cho chúng ta liên tưởng tới một nền nhã nhạc cung đình Huế mà nay đã vinh dự được xếp vào một trong những di sản văn hóa của thế giới. Vì thế, mới có “một dòng thi ca về sông Hương”, Huế là nhạc, là thơ, là họa, là tất cả những gì mà chúng ta gọi bằng hai từ nghệ thuật yêu mến. Từ lời bình về hình ảnh so sánh trên, giáo viên vừa đưa học sinh đến với nghệ thuật ca Huế trên sông vừa thấy được sự tài hoa, tinh tế trong cách đặc tả đối tượng của Hoàng Phủ và sâu hơn là khơi gợi được tình cảm yêu mến, thái độ gắn bó của học sinh với những giá trị văn hóa của dân tộc. Những biện pháp cụ thể và thiết thực trên sẽ góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình càm và thái độ văn hóa cho học sinh trong dạy học đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên

cho dòng sông?

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường từ điểm nhìn văn hóa (Trang 66 - 67)