Giao nhiệm vụ học tập cho học sinh

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường từ điểm nhìn văn hóa (Trang 72 - 73)

Trong nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn là một môn học chiếm khá nhiều thời gian trong tổng số giờ học của một tuần. Một hoạt động bắt buộc đối với các em từ trước tới nay là phải chuẩn bị bài, soạn bài trước khi đến lớp, để các em nắm được một cách khái quát về bài học. Kết thúc mỗi tác phẩm, bao giờ giáo viên cũng chốt lại nội dung bài vừa học và giao nhiệm vụ của bài học tới cho học sinh. Ngoài việc dặn dò học sinh đọc và soạn bài ở nhà theo câu hỏi cuối bài, tùy từng bài học và tùy đặc trưng thể loại mà giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tài liệu, hay tranh ảnh có liên quan tới tác giả, tác phẩm. Đối với thể loại kí, có thể các em sẽ gặp một số khó khăn trong việc tự tìm hiểu ở nhà. Kí là thể loại không có sự hấp dẫn từ đề tài, sự mâu thuẫn hoặc xung đột gay gắt trong nội dung như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch cũng không phải những câu thơ mượt mà giàu tính biểu cảm, nó là thể loại thiên về kể tả con người, sự kiện có thật, với lối viết tự do, phóng túng mang đậm cá tính chủ quan của người viết, nên học sinh khó theo dõi, nắm bắt mạch ý trong tác phẩm. Đặc biệt,“Ai đã đặt tên

cho dòng sông ?” là một bài kí mới được đưa vào chương trình, là một bài kí hay

đọc bài và soạn bài trước khi đến lớp, giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm những tài liệu liên quan đến bài kí và có thể làm phương tiện dạy học tác phẩm như tranh ảnh về dòng sông Hương, chùa chiền, lăng tẩm, âm nhạc, hội họa, thơ ca viết về xứ Huế, những mẩu truyện dân gian nói về sông Hương và con người Huế. Bên cạnh đó, giáo viên có thể giao cho mỗi tổ một vấn đề có chứa nội dung bài học để học sinh chuẩn bị ở nhà, khi đến lớp giáo viên yêu cầu từng tổ đứng lên trình bày sau đó kết hợp sửa chữa và bổ sung.

Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu trong hoạt động giảng dạy của giáo viên cần phải sử dụng ba dạng câu hỏi: đó là câu hỏi nhận biết(chiếm 50%), câu hỏi thông hiểu(30%) và câu hỏi vận dụng(20%). Cho nên, ngoài việc giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh, trên lớp giáo viên cần ra hệ thống câu hỏi đảm bảo ba dạng câu hỏi trên và yêu cầu học sinh hoạt động chủ động và tự giác phát hiện và chiếm lĩnh tri thức của tác phẩm. Có thể thông qua hình thức thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày. Sau mỗi nội dung lớn của bài học Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về ý nghĩa tư tưởng của đoạn trich “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”, nghệ thuật viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường... kết thúc bài giảng có thể yêu cầu học sinh nêu cảm nhận của bản thân về bài kí và làm bài tập mà giáo viên giao cho. Với những nhiệm vụ cụ thể và thiết thực như vậy giáo viên vừa có thể tạo hứng thú cho học sinh tham gia vào bài học vừa có thể cung cấp nội dung bài học một cách trọn vẹn đem lại hiệu quả tiếp nhận cao.

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường từ điểm nhìn văn hóa (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)