Đánh giá chung về tình hình kinh doanh

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu xuất khẩu khoáng sản tại Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (Trang 53 - 54)

Trải qua 16 năm xây dựng và trưởng thành, từ một đơn vị chỉ kinh doanh duy nhất một loại khoáng sản là Titan với cơ sở vật chất còn thiếu thốn, Tổng công ty khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đã không ngừng phấn đấu vươn lên trong cơ chế thị trường với quy luật đào thải khắc nghiệt để ngày càng được mở rộng, dần dần tự khảng định mình ở thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Với lợi thế về nguồn lực sẵn có, được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành, sự lãnh đạo sang suốt của ban lãnh đạo cùng sự nỗ lực của cán bô công nhân viên, TCT đã từng bước cải tiến kỹ thuật cũng như đổi mới quy trình công nghệ để khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Hằng năm, TCT đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng tỉ đồng, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của tỉnh nhà

Đặc biệt, Mitraco đã có bước chuyển mình rõ nét theo hướng liên doanh, liên kết đa ngành với các tập đoàn kinh tế mạnh trong nước để phát triển, làm hạt nhân quan trọng thu hút đầu tư cho tỉnh Hà Tĩnh. Hiện tại Mitraco đang triển khai hàng chục dự án trong và ngoài nước với tổng số vốn đầu tư hơn 12 ngàn tỷ đồng. Trong đó, một số dự án đã đi vào hoạt động hiệu quả như: khai thác, chế biến thạch cao tại Lào; Nhà máy Gạch ngói Tuynel Đồng Nai – Hà Tĩnh; Dự án bóc đất tầng phủ mỏ sắt Thạch Khê … Một số dự án chuẩn bị triển khai hoạt động như: Dự án dầu tư phát triển cảng Vũng Áng (cùng góp vốn với Lào), vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng (trong đó Mitraco đóng góp 36%); dự án Công ty Vận tải Việt – Lào.

Một trong những thành công trong năm 2009 của Mitraco là “đưa” Công ty CP Mangan khẳng định được thương hiệu trên thị trường chứng khoán. Đây là đơn vị đầu tiên trên lĩnh vực công nghiệp của Hà Tĩnh có cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng

khoán Hà Nội từ tháng 7/2008. Bằng sự nỗ lực của mình, Công ty CP Mangan đã tập trung nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, chú trọng đầu tư chế biến sâu mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, cổ phiếu của công ty ngày càng được thị trường đánh giá cao và liên tục giữ điểm. Từ mệnh giá ban đầu chỉ 10.000 đồng, cổ phiếu của công ty có lúc tăng giá lên gấp 9 lần (90.000 đồng/cổ phiếu). Đến thời điểm này, trị giá cổ phiếu của công ty đang gấp 6 lần mệnh giá. Tổng công ty là một trong những đơn vị đi đầu của Hà Tĩnh trong tiến trình cổ phần hóa và phát triển hiệu quả sau cổ phần hóa.

Tổng công ty có đội ngũ nhân viên có năng lực, nhiệt tình trong công việc. CBCNV luôn tâm niệm lợi ích của công ty gắn liền lợi ích của bản thân. Vì vậy, nhân viên không ngừng cố gắng hoàn thành tốt công việc, đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Nhưng bên cạnh đó công ty cũng gặp không ít khó khăn. Năm 2009, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Vì vậy mà các doanh nghiệp nói chung và TCT nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, lãi suất ngân hàng tăng kèm theo đó là lạm phát đã làm cho việc huy động vốn để sản xuất kinh doanh cũng như cổ phần hóa gặp khó khăn. Ngoài ra công tác giải phóng mặt bằng cho khai thác Ilmenite ngày càng khó khăn; hàm lượng quặng ngày càng nghèo nàn. Ilmenite là khoáng sản đầu tiên được khai thác tại TCT nên hàm lượng còn lại không nhiều. TCT phải đầu tư nhiều cho công tác thăm dò và khai thác các mỏ mới. Chi phí cho công tác đền bù và giải phóng mặt bằng tăng lên, chi phí bảo hiểm, tiền lương cũng tăng lên gây khó khăn cho TCT trong việc xây dựng giá bán.

Diễn biến thị trường lao động tiếp tục phức tạp. Dự báo tỉ lệ thất nghiệp trong doanh nghiệp nhà nước tăng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu xuất khẩu khoáng sản tại Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w