Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Liên Việt (Trang 64 - 66)

1. Cơ cấu nguồn vốn theo

3.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và và chính xác về khách hàng. Sau đây là một số biện pháp đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng trong thời gian tới: + Củng cố và phát triển hệ thống Thông tin tín dụng của ngân hàng đảm bảo cơ cấu có đủ tầm gánh vác nhiệm vụ được giao bao gồm: Trung tâm thông tin tín dụng; bộ phận thông tin tại các chi nhánh NHNN; các Trung tâm thông tin tín dụng, các bộ phân thông tin khách hàng tại các TCTD;

+ Cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ Trung tâm thông tin tín dụng nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng;

+ Trung tâm thông tin tín dụng nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hoá và tự động hoá tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin; đẩy mạnh việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động của các TCTD và phục vụ cho hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời đi sâu phân tích đánh giá xếp loại tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng;

+ Thanh tra NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trung tâm thông tin tín dụng phối hợp đôn đốc, kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các TCTD, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những đơn vị vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng.

mực kế toán quốc tế. Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD và tiến tới theo chuẩn mực quốc tế;

- Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ Trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước;

- Tiếp tục ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của Uỷ ban Basel, cũng như việc tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra;

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN

Trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao… Vì vậy, quản lý hoạt động tín dụng với mục tiêu hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro có thể phát sinh luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của bất kỳ NHTM nào.

Trước yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tính tất yếu của việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào hoạt động ngân hàng, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam nói chung, Ngân hàng TMCP Liên Việt nói riêng ngày càng được coi trọng, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa thực sự như mong muốn.

Tác giả tin rằng với việc ứng dụng một cách hiệu quả các giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng nói trên sẽ giúp cho Ngân hàng TMCP Liên Việt ngày càng phát triển vững mạnh trên con đường hội nhập vào thị trường tài chính - tiền tệ trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Liên Việt (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w