Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng đào tạo cán bộ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Liên Việt (Trang 61 - 62)

1. Cơ cấu nguồn vốn theo

3.2.10. Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng đào tạo cán bộ

Ngân hàng TMCP Liên Việt phải xác định con người là nhân tố quan trọng nhất trong việc thực hiện mục tiêu phát triển các sản phẩm ngân hàng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng. Thực tế trong thời gian qua, hiệu quả công tác đào tạo cũng như tuyển dụng tại Ngân hàng TMCP Liên Việt còn thấp, đào tạo mang tính đại trà, chưa tập trung vào đúng đối tượng, chất lượng đào tạo, tuyển dụng chưa cao… Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đào tạo, tuyển dụng cán bộ, Ngân hàng TMCP Liên Việt cần chú trọng những nội dung sau:

- Cải tiến khâu tuyển dụng: đây là khâu quan trọng, cần phải xây dựng và công khai các tiêu chuẩn cơ bản để tuyển chọn cán bộ tín dụng, cán bộ làm công tác quản lý rủi ro, không chỉ có kiến thức về mặt chuyên môn nghiệp vụ

ngân hàng mà còn có cả những kiến thức về mặt xã hội, kiến thức về luật pháp, sức khoẻ, khả năng giao tiếp… có như vậy thì mới có thể tuyển dụng được những nhân viên giỏi, có khả năng làm việc.

- Công tác đào tạo cán bộ phải được tổ chức thường xuyên với chương trình bao gồm kiến thức pháp luật và tín dụng kết hợp với tổ chức hội thảo để cán bộ có điều kiện rao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau, mời các chuyên gia giỏi về tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng về giảng dạy cho cán bộ, cử cán bộ có kinh nghiệm theo học những khoá đào tạo ở các ngân hàng nước ngoài…

- Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng cũng phải thường xuyên được thực hiện nhằm phòng tránh sự cấu kết giữa cán bộ tín dụng và khách hàng, gây hậu quả thiệt hại cho ngân hàng. Bên cạnh đó, công tác thưởng phạt đối với cán bộ cũng phải rõ ràng, gắn kết hiệu quả làm việc với tiền lương. Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn; đối với cán bộ có sai phạm, tuỳ theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải xử lý kỷ luật. Có như vậy, mới nâng cao được tinh thần trách nhiệm của cán bộ đối với công việc và làm việc có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Liên Việt (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w