Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Liên Việt (Trang 45 - 47)

1. Cơ cấu nguồn vốn theo

2.3.2.2.Nguyên nhân

Nguyên nhân thuộc về ngân hàng

- Hệ thống đo lường, giới hạn rủi ro còn quá đơn giản: Một khâu quan trọng của quản lý rủi ro tín dụng là phải có một hệ thống đo lường và giới hạn rủi ro. Tuy nhiên, hệ thống này của Ngân hàng TMCP Liên Việt còn quá đơn giản, chưa có hệ thống đo lường, đánh giá rủi ro. Còn đối với giới hạn rủi ro, ngân hàng chủ yếu căn cứ vào hệ thống xếp hạng khách hàng và xếp loại Chi nhánh để đưa ra mức phán quyết cho vay tối đa. Đối với nhóm khách hàng vay theo ngành kinh tế, ngân hàng chưa đưa ra giới hạn tín dụng đối với một số ngành. Ngoài ra, việc đưa ra giới hạn tín dụng theo ngành không có quy trình thủ tục rõ ràng mà chỉ quy định cho vay một khách hàng không quá 15% vốn tự có của ngân hàng và nhóm khách hàng có liên quan không quá 50% vốn tự có của Ngân hàng TMCP Liên Việt.

- Hệ thống thông tin quản lý rủi ro tín dụng còn thiếu chuẩn xác và chưa đầy đủ: trên thực tế, công tác thông tin phòng ngừa rủi ro chủ yếu tập trung vào việc tập hợp và xử lý thông tin khách hàng trong toàn hệ thống để cung cấp cho CIC, đồng thời khai thác thông tin từ CIC phục vụ cho công tác thẩm định đầu tư tín dụng trong hệ thống. Tuy nhiên, hệ thống thông tin còn phân tán, chưa tập trung, việc thu thập thông tin phải qua nhiều khâu trung

gian nên thông tin về khách hàng không cập nhật, chưa có bộ phận xử lý thông tin. Thông tin khách hàng chủ yếu là thông tin về dư nợ, tài chính, pháp lý, tài sản bảo đảm, các thông tin liên quan đến các ngành, lĩnh vực đầu tư ít được quan tâm khai thác.

- Công nghệ thông tin trong phòng ngừa rủi ro tín dụng còn hạn chế:

Trong những năm gần đây, Ngân hàng TMCP Liên Việt đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Đầu tư công nghệ và triển khai áp dụng công nghệ chưa đồng bộ do số lượng chi nhánh lớn và màng lưới rộng, nên hiệu quả sử dụng chưa cao, do đó chưa có khả năng cung cấp thông tin kịp thời và chính xác. Bên cạnh đó, trang thiết bị tin học còn thiếu thốn, đặc biệt là những chi nhánh ở vùng sâu, vùng xa. Những chi nhánh này không có máy để triển khai chương trình, hoặc có máy nhưng không đủ, …

- Trình độ, năng lực cán bộ chưa đủ mạnh: Trong hoạt động tín dụng, cán bộ tín dụng hiện tại có thể thực hiện việc cho vay đối với tất cả các thành phần khách hàng, đối tượng đầu tư, tự thẩm định tài sản bảo đảm, tự thẩm định phương án cho vay đối với các đối tượng đầu tư... nhưng chưa có kiến thức chuyên sâu trong từng lĩnh vực, dễ dẫn đến sai lệch trong thẩm định, đề xuất cho lãnh đạo trong quyết định đầu tư; cán bộ làm công tác thẩm định còn thiếu khả năng phân tích rủi ro; sự hiểu biết luật trong nước và quốc tế, các quy định chung của các định chế tài chính - tiền tệ trên thế giới liên quan đến hoạt động ngân hàng còn hạn chế… Tuy nhiên, do khối lượng công việc của cán bộ tín dụng nhiều và địa bàn hoạt động của các chi nhánh rộng nên việc tập trung cán bộ để truyền đạt chủ trương chính sách của nhà nước, định hướng hoạt động của ngành, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo trong từng thời kỳ cũng như việc tập huấn nghiệp vụ với tất cả cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng không được thưòng xuyên và đầy đủ. Đây là thách thức lớn nhất đối với Ngân hàng TMCP Liên Việt trong thời gian tới.

- Nguyên nhân từ phía khách hàng: do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cố tình lừa đảo để chiếm dụng vốn của ngân hàng; do khách hàng làm ăn thua lỗ dẫn đến mất khả năng trả nợ cho ngân hàng; tình hình tài chính của doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch… Bên cạnh đó, một khối lượng đông đảo khách hàng của Ngân hàng TMCP Liên Việt là hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, mà kết quả sản xuất của họ chịu ảnh hưởng lớn của thị trường và chịu tác động mạnh của tự nhiên (thiên tai, dịch bệnh…) làm thiệt hại cho sản xuất và rủi ro mất vốn cho ngân hàng.

- Nguyên nhân thuộc về môi trường

+ Môi trường kinh tế: Ngân hàng là ngành dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào sự ổn định trong phát triển kinh tế nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng. Trong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động bất lợi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có khách hàng của Ngân hàng TMCP Liên Việt. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây đang diễn ra xu hướng ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Đó là cuộc chạy đua gia tăng lãi suất đầu vào của các ngân hàng kéo theo lãi suất cho vay cũng tăng cao. Hệ quả tất yếu là các doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, thậm chí còn thua lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

+ Môi trường pháp lý chưa đồng bộ còn khá nhiều bất cập, chồng chéo và đang trong quá trình hoàn thiện. Tại Việt Nam, hệ thống kế toán kiểm toán không theo chuẩn mực quốc tế cũng là một trở ngại lớn trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Liên Việt (Trang 45 - 47)