MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1 Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Liên Việt (Trang 62 - 64)

1. Cơ cấu nguồn vốn theo

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1 Đối với Chính phủ

3.3.1. Đối với Chính phủ

- Xây dựng một hệ thống pháp lý đủ mạnh, cho phép cưỡng chế thực hiện hợp đồng tài chính, thu hồi vốn vay và phát mại tài sản thế chấp. Bên cạnh đó, cũng cần phải xây dựng một bộ máy hành chính đủ năng lực cưỡng chế, thi hành luật. Để làm được điều đó, khuôn khổ pháp lý phải bao gồm các luật thích hợp về doanh nghiệp, phá sản, hợp đồng, sở hữu; hệ thống toà án phải công bằng và hiểu biết về các giao dịch tài chính để có thể cưỡng chế thực hiện quyền và nghĩa vụ kinh tế một cách công bằng và nhanh chóng;

sân chơi bình đẳng cho mọi TCTD hoạt động tại Việt Nam, tiến tới hình thành hệ thống ngân hàng cạnh tranh. Đây là điều kiện cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong dài hạn, giúp cho các ngân hàng phản ứng linh hoạt trước những thay đổi của môi trường kinh tế;

- Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động Ngân hàng và hoạt động tín dụng nói riêng thông qua việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách cần tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan và cộng đồng doanh nghiệp; có những bước đệm, lộ trình thực hiện hoặc những biện pháp tháo gỡ khó khăn xuất hiện do thay đổi trong cơ chế, chính sách, tránh làm xáo trộn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sử dụng vốn vay ngân hàng đặc biệt trong bội cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay;

- Thúc đẩy thị trường tài chính, trước hết là thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ nhằm xác định khuôn khổ hoạt động của các ngân hàng, tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và đa dạng hoá các công cụ thanh toán. Thị trường tài chính phát triển sẽ giúp các NHTM quen dần với áp lực cạnh tranh, kiểm soát được mối quan hệ tương tác với các ngân hàng, nhất là với những ngân hàng không lành mạnh nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thanh toán liên ngân hàng;

- Xây dựng hệ thống kế toán và các quy tắc đánh giá tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tránh sự nhầm lẫn không đáng có trong hạch toán thu nhập, lợi nhuận và nguồn vốn;

- Sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm toán độc lập, trong đó bổ sung đối tượng kiểm toán bắt buộc là các công ty cổ phần, đó cũng là những doanh nghiệp có doanh số hoạt động lớn nhất là các công ty cổ phần chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước, hiện có số dư nợ vốn vay ngân hàng lớn sau doanh nghiệp nhà nước; giúp cho ngân hàng thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn được an toàn trước, trong và sau khi cho vay và tạo điều kiện

để các doanh nghiệp thích ứng với quá trình hội nhập;

- Nâng cao hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh, dùng áp lực thị trường để buộc các cán bộ quản lý và nhân viên ngân hàng phải giữ gìn uy tín và kỷ luật lao động.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Liên Việt (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w