- Động cơ tìm kiếm hiệu quả
HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Từ kết quả đạt được trong quá trình phân tích gợi ý chính sách được đưa ra như sau:
• Đối với mục tiêu tăng cường thu hút dòng vốn FDI ở cấp độ quốc gia
Chính phủ cần tiếp tục đảm bảo và duy trì ổn định chính trị cũng như ổn định kinh tế vĩ mô từ đó kiểm soát lạm phát và tạo động lực thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Dưới tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khủng hoảng chính trị tại một số quốc gia, khu vực đã làm cho dòng chảy FDI toàn cầu có xu hướng dịch chuyển đến những quốc gia có tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao hơn cũng như đảm bảo ổn định về mặt chính trị. Rõ ràng so với các nước trong khu vực Việt Nam có nhiều lợi thế vượt trội hơn về phương diện này. Trong thời gian tới, để có thể duy trì và phát huy hơn nữa lợi thế cạnh tranh của Việt Nam Chính phủ cần tiếp tục mở rộng quan hệ đồng minh, hợp tác song phương về quốc phòng, an ninh với các nước, đặc biệt là các nước láng giềng, các nước ASEAN, các nước lớn nhằm đảm bảo an ninh trong khu vực.
độ tỷ giá thả nổi có sự kiểm soát của nhà nước là phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Thực tế cho thấy sự mất giá đồng nội tệ so với USD có xu hướng gia tăng qua các năm đã tác động tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu, từ đó đã hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến xuất khẩu hàng hóa mà còn đối với hoạt động nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, tỷ lệ lạm phát và đặc biệt là niềm tin của dân chúng về hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ. Do đó, trong thời gian tới việc kiểm soát tỷ giá cần linh hoạt hơn, nên dựa trên quan hệ cung cầu của thị trường. Theo đó, một mặt vẫn hỗ trợ xuất khẩu để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, mặt khác vẫn dung hòa được các mục tiêu kinh tế - xã hội khác.
Đối với dòng vốn viện trợ phát triển chính thức ODA, để có thể tiếp tục nhận được nguồn vốn quan trọng này nhằm phục vụ các dự án quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Chính phủ phải có biện pháp đồng bộ liên quan nâng cao nhận thức và hiểu đúng về bản chất của ODA; sử dụng có chọn lọc nguồn vốn quan trọng này sao cho phù hợp và kết hợp hài hòa với các nguồn vốn đầu tư khác; cần đẩy nhanh tốc độ giải ngân ODA; cuối cùng cần tối đa hóa hiệu quả và tác động lan tỏa của ODA trong cải cách môi trường thể chế, môi trường đầu tư và nâng cao mức sống người dân.
Mặt khác, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt và kiểm soát chính sách tài khóa nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể: cần điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát; tăng dư nợ tín dụng phù hợp bên cạnh bảo đảm chất lượng tín dụng; điều hành hiệu quả tỷ giá, thị trường ngoại hối, thị trường vàng, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam; đẩy mạnh xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu; tăng dự trữ ngoại hối; thúc đẩy phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán; tăng cường quản lý ngân sách nhà nước, tập trung chống thất thu, thực hiện triệt để tiết kiệm, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết. Đặc biệt để tạo động lực thúc đẩy nhằm phục hồi tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới Chính phủ cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh
tế.
Về vấn đề mở cửa nền kinh tế, với những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua cho thấy để có thể thu hút hơn nữa dòng vốn FDI Việt Nam cần tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tham gia các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác kinh tế - thương mại quan trọng nhằm mở rộng quan hệ ngoại thương, hỗ trợ hoạt động xuất khẩu. Theo đó, công tác xúc tiến cần tiếp tục duy trì đồng thời thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã thỏa thuận sẽ góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các nước.
Ngoài ra, cần tiếp tục đổi mới và cải cách nền kinh tế thông qua hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách có liên quan đến đầu tư. Cụ thể, cần nghiên cứu và sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các quy định có liên quan đến chống độc quyền, sở hữu trí tuệ, quyền tài sản, thực thi hợp đồng,…cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, đảm bảo tính thực thi hệ thống pháp luật mới cũng cần đáng quan tâm, nhất là đối với một quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế như Việt Nam việc làm này sẽ nâng cao uy tín và tiếng nói của cấp quản lý Trung ương. Ngoài ra, cần quy định rõ hơn những lĩnh vực ưu đãi khuyến khích đầu tư cũng như các thủ tục và điều kiện nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch hóa các thủ tục từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và nâng cao hiệu quả công tác quản lý của nhà nước. Đối với hoạt động xúc tiến đầu tư cần phân loại và lựa chọn các nhà đầu tư phù hợp với lợi thế của Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng từ đó xây dựng các chương trình truyền thông phù hợp với từng loại nhà đầu tư.
• Đối với mục tiêu tăng cường thu hút dòng vốn FDI ở cấp độ địa phương
Việc chỉ số giá tiêu dùng tăng cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thụ cũng như đảm bảo các yếu tố đầu vào phục vụ quá trình sản xuất, do đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo kết quả kiểm định
chương 4 cho thấy những địa phương có tốc độ tăng giá tiêu dùng quá cao, thể hiện sự bất ổn trong điều hành kinh tế vĩ mô của chính quyền địa phương, sẽ làm hạn chế dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào địa phương đó. Chính vì vậy, với vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế, để có thể thu hút hơn nữa dòng vốn FDI vào địa phương đòi hỏi các cấp chính quyền cần tăng cường công tác điều hành quản lý nhằm đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn.
Liên quan đến nguồn nhân lực của các địa phương, bên cạnh cần đảm bảo lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp FDI cũng cần quan tâm đến công tác đào tạo tay nghề cho người lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng hơn nữa nhu cầu tuyển dụng đồng thời gia tăng năng suất lao động địa phương. Trong đó các công việc cụ thể cần thực hiện như sau: thứ nhất, tiếp tục củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, từ đó góp phần tạo nền tảng cho việc đào tạo nguồn nhân lực ở những giai đoạn, thang bậc trình độ cao hơn. Thứ hai, cần cải tiến, hiện đại hóa chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy. Hướng việc học gắn với nhu cầu thực tế của thị trường lao động nói chung và của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng. Áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong dạy và học. Thứ ba, xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên các cấp sao cho đảm bảo về số lượng, giỏi chuyên môn và có đạo đức, đủ khả năng để tạo ra những chuyển biến tốt về chất lượng đào tạo. Thứ tư, đa dạng hóa ngành nghề, hình thức giảng dạy trên cơ sở nắm bắt nhu cầu lao động. Đẩy mạnh hợp tác giữa các trường với doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh để sinh viên, học sinh có thể tiếp xúc thực tế qua đó cũng dễ nắm bắt được nhu cầu của các doanh nghiệp và xây dựng chương trình đào tạo sát với thực tiễn. Thứ năm, cần đa dạng hóa các cơ sở, ngành nghề và phương thức đào tạo. Khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thành lập cơ sở dạy nghề và tham gia hoạt động dạy nghề. Thứ sáu, tăng cường công tác đào tạo lại và đào tạo mới cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp bằng hình thức đào tạo tại chỗ hoặc gửi đến các trung tâm lớn như
thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội… Cuối cùng, triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, nhất là nhà ở và điều kiện sinh hoạt của người lao động.
Ngoài ra, các địa phương cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu của các nhà đầu tư. Để làm được điều này một số nội dung công việc quan trọng cần thực hiện như sau:
- Công khai hóa các quy hoạch vùng, đặc biệt là quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất…
Tiếp tục đầu tư và sửa chữa, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu và đi lại của dân cư nói chung cũng như nhà đầu tư nói riêng.
- Xây dựng hệ thống thông tin và xử lý thông tin về thị trường, về công nghệ liên quan đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Ưu tiên và khuyến khích các doanh nghiệp hạ tầng, các công ty đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bằng các hình thức như cho vay vốn ưu đãi, tạo điều kiện trong giải phóng mặt bằng,…
- Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như: vốn ngân sách, vốn doanh nghiệp, vốn của dân cư,…
- Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt phát triển chính sách hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh tranh hệ thống cảng biển Việt Nam, tăng cường kêu gọi vốn đầu tư vào các cảng biển lớn của các khu vực kinh tế trọng điểm.
- Tập trung thu hút vốn đầu tư vào một số dự án thuộc lĩnh vực bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và phát triển hạ tầng mạng.
Cuối cùng, hiệu ứng tích tụ FDI tại các tỉnh thuộc khu vực lân cận hai trung tâm kinh tế lớn: thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cho thấy được lợi ích ngoại tác mà các tỉnh này nhận được là rất lớn. Tuy nhiên, để có sự phối hợp nhịp nhàng và nâng cao
hiệu quả thu hút cũng như sử dụng vốn FDI cần có sự phân luồng trong thu hút các dự án FDI vào hai khu vực ảnh hưởng. Đối với 2 trung tâm kinh tế là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nên tập trung thu hút các dự án ngành kinh tế mũi nhọn có hàm lượng công nghệ cao (công nghệ tin học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vi sinh,..). Trong khi đó, các tỉnh lân cận nên tập trung khai thác các dự án FDI thuộc các ngành công nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra, để có thể tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng cần có sự quan tâm của Nhà nước trong tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, điện nước,… tại các vùng này bằng nguồn vốn của nhà nước, vốn ODA hay vốn tư nhân. Tập trung thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt, góp phần đẩy nhanh việc thu hẹp khoảng cách giữa các vùng và các địa phương.
KẾT LUẬN
Luận án được xây dựng nhằm đạt được hai mục tiêu chính: (1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam; (2) Xác định các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam. Đối với mục tiêu nghiên cứu thứ 1, dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái, vốn viện trợ phát triển chính thức thu hút được, tổng sản phẩm quốc nội, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và tài nguyên khai thác. Kết quả này đã ủng hộ giả thuyết tác động của yếu tố khung chính sách, động cơ tìm kiếm thị trường và động cơ tìm kiếm tài nguyên của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Liên quan đến mục tiêu nghiên cứu thứ 2 về xác định các yếu tố ảnh hưởng phân bố vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng GMM sai phân đối với dữ liệu hiện tại và quá khứ đã ủng hộ 4 trong 5 giả thuyết đưa ra liên quan đến chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương, động cơ tìm kiếm thị trường, động cơ tìm kiếm hiệu quả, và hiệu ứng tích tụ FDI đối với các tỉnh nằm trong khu vực lân cận thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh những đóng góp mới về lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, luận án vẫn còn
tồn tại một số hạn chế và các hạn chế này chủ yếu liên quan đến dữ liệu phân tích. Thứ nhất, đối với nguồn dữ liệu khảo sát nhằm phản ánh đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam hiện nay, tuy rằng tác giả đã cố gắng rất nhiều nhằm thu thập đủ số lượng quan sát phục vụ cho quá trình phân tích nhưng số lượng phiếu thu thập vẫn còn rất hạn chế, mặt khác việc lấy mẫu lại dựa trên phương pháp lấy mẫu thuận tiện, thời gian thực hiện khảo sát trên 1 năm. Từ những hạn chế này đã làm cho dữ liệu chưa mang tính đại diện cho tổng thể, thế nên các kết quả tính toán vì vậy cũng kém phần chính xác. Do đó sẽ là tốt hơn nếu kết quả khảo sát được thực hiện trong thời gian 5 năm trở lên đồng thời gia tăng số lượng doanh nghiệp trả lời và cách lấy mẫu nên phân tầng và mang tính đại diện hơn. Thứ hai đối với dữ liệu thống kê, mặc dù hiện nay bên cạnh dữ liệu của Tổng cục thế thống kê Việt Nam đã có một số nguồn dữ liệu thống kê của các tổ chức quốc tế cung cấp, nhưng vì các số liệu kinh tế vĩ mô chủ yếu được thống kê theo năm mà Việt Nam mới chỉ bắt đầu quá trình đổi mới nền kinh tế từ năm 1986 do đó dữ liệu thu thập theo thời gian của Việt Nam còn rất hạn chế, tối đa lắm chỉ đạt 27 năm < 30 quan sát. Chính hạn chế lớn này tác giả đã sử dụng dữ liệu ASIA 24 để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam, cách thức tiếp cận này sẽ không cho phép nghiên cứu trực tiếp đối với Việt Nam nên kết quả nghiên cứu khó có độ tin cậy cao, tuy vậy đây cũng là hướng đi mới của luận án nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng dòng vốn FDI vào Việt Nam trên cơ sở so sánh với các nước đang phát triển khác trong khu vực Châu Á.