Kiểm định các giả thuyết

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 120 - 128)

- Bellak et al (2008)

4. Kiểm định các giả thuyết

Từ kết quả hồi quy cũng như kết quả kiểm định tính phù hợp của mô hình có 2 vấn đề cần chú ý. Một là, kết quả ước lượng theo GMM chỉ phù hợp với dữ liệu hiện tại mà không phù hợp với dữ liệu quá khứ của các biến độc lập trong mô hình. Hai là, không có sự khác biệt về hệ số độ dốc các biến độc lập của Việt Nam so với nhóm quốc gia trong mẫu nghiên cứu vì tất cả các biến tương tác đưa vào mô hình 4 đều được kiểm định không có ý nghĩa thống kê ngay tại mức ý nghĩa 10%. Trên cơ sở các kết quả được rút ra việc kiểm định các giả thuyết liên quan các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam được thực hiện như sau:

Đối với giả thuyết 1: Tác động của các yếu tố thuộc khung chính sách

Kết quả kiểm định của phương pháp ước lượng GMM đã ủng hộ giả thuyết tác động nhóm yếu tố khung chính sách lên dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam. Các biến được xác định có ý nghĩa thống kê là tỷ giá hối đoái và tỷ trọng vốn viện trợ phát triển chính thức so với GNI. Cụ thể, tác động của từng yếu tố như sau:

Tác động của tỷ giá hối đoái lên dòng vốn FDI vào Việt Nam

Kết quả kiểm định bảng 3.7 cho thấy có tồn tại tác động của tỷ giá hối đoái lên dòng vốn FDI vào Việt Nam. Mặt khác, dấu hệ số beta trong trường hợp này được xác định ngược với dấu kỳ vọng ban đầu hay tỷ giá hối đoái có tác động âm lên dòng vốn FDI vào Việt Nam. Theo kết quả, nếu tỷ giá hối tăng lên 1% thì dòng vốn FDI vào Việt Nam kỳ vọng sẽ giảm 3,82%, đặc biệt đạt mức ý nghĩa thống kê 1%. Về mặt lý thuyết việc gia tăng tỷ giá hối đoái sẽ hỗ trợ tăng cường xuất khẩu, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ đối với các doanh nghiệp FDI nên tỷ giá hối đoái tăng sẽ góp phần gia tăng lượng vốn FDI vào Việt Nam. Nghiên cứu số liệu thống kê cho thấy cả thời kỳ

phân tích (2000-2012) tỷ giá hối đoái so với USD của Việt Nam đều có xu hướng gia tăng với mức độ tăng trung bình cả giai đoạn là 4,1%/năm, trong đó xu hướng gia tăng nhiều nhất kể từ năm 2008, năm bắt đầu khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Hình 3.4: Biểu đồ phản ánh xu hướng biến động tỷ giá hối đoái (VND/USD) của Việt Nam (2000-2012)

(Nguồn: Dữ liệu thống kê của World Bank, 2014)

Việc gia tăng tỷ giá hối đoái đã góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, từ đó tăng thu hút dòng vốn FDI. Trong báo cáo nghiên cứu kinh tế của Ủy ban Kinh tế năm 2013 cho biết: “tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam. Tác động này phụ thuộc vào cả hai yếu tố: sản phẩm xuất khẩu và thị trường xuất khẩu. Nhiều mặt hàng Việt Nam đã có lợi thế xuất khẩu như dệt may, giày da, đồ gỗ, thiết bị điện tử có phản ứng tốt đối với việc giảm giá đồng Việt Nam”. Tuy nhiên, bên cạnh giá trị hàng hóa xuất khẩu gia tăng giá trị hàng hóa nhập khẩu Việt Nam qua các năm cũng có xu hướng gia tăng và lớn hơn rất nhiều so với giá trị hàng hóa xuất khẩu. Trong khoảng thời gian phân tích, cán cân thương mại của Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu và chỉ duy nhất năm 2012 Việt Nam mới có cán cân thương mại xuất siêu. Như vậy sự giảm sút dòng vốn FDI vào Việt Nam khi tỷ giá hối đoái gia tăng cho thấy các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam quan tâm nhiều hơn đối với hoạt động nhập khẩu thay vì xuất khẩu. Kết quả này một phần

nào lý giải thực tế về hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Hình 3.5: Biểu đồ phản ánh cán cân thương mại của Việt Nam (2000-2012)

(Nguồn: Dữ liệu thống kê của World Bank, 2014)

Tác động của tỷ trọng vốn viện trợ phát triển chính thức so với GNI lên dòng vốn FDI vào Việt Nam

Trong cả 3 mô hình 2, 3 và 4 biến tỷ trọng vốn viện trợ phát triển chính thức so với GNI đều được kiểm định có ý nghĩa thống kê trong tác động lên biến phụ thuộc FDI tại mức ý nghĩa ít nhất là 10%. Điều này đã cho thấy được tính ổn định trong kết quả kiểm định. Dựa vào kết quả mô hình 4, giá trị hệ số beta của biến ODA là 0,1444 có ý nghĩa nếu tỷ trọng vốn viện trợ phát triển chính thức so với GNI vào Việt Nam tăng 1% sẽ tác động là gia tăng 0,14% vốn FDI vào Việt Nam.

Thật vậy, theo báo cáo của Vụ Kinh tế đối ngoại thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kể từ khi dòng vốn ODA bắt đầu chảy vào Việt Nam từ năm 1993 cho đến nay đã có 51 nhà tài trợ, gồm 28 song phương và 23 đa phương có các chương trình ODA thường xuyên. Tổng vốn ODA ký kết trong các điều ước quốc tế cụ thể từ năm 1993 đến 2012 đạt trên 58,4 tỷ USD, chiếm 71,69% tổng vốn ODA cam kết, trong đó vốn vay ưu đãi

đạt 51,6 tỷ USD (chiếm khoảng 88,4%), vốn ODA không hoàn lại đạt 6,76 tỷ USD (chiếm khoảng 11,6%). Tổng nguồn vốn ODA giải ngân đạt 37,59 tỷ USD, chiếm trên 66,92% tổng vốn ODA ký kết. Trong năm 2013 Việt Nam vẫn nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía các nhà tài trợ, tổng mức ODA cam kết khoảng 7 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm trước. Đây là mức tài trợ cao nhất từ trước đến nay, đồng thời kết quả giải ngân đạt 4,5 tỷ USD, là mức khả quan so với nhiều năm trước.

Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, dòng vốn ODA giữ vai trò rất quan trọng trong bổ sung nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho NSNN; phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường; giúp xoá đói, giảm nghèo; bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế; đặc biệt ODA giúp tăng cường năng lực thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế. Với những vai trò quan trọng này, dòng vốn ODA đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư cũng như nâng cao mức sống và tiêu dùng của người dân Việt Nam nên gián tiếp tác động gia tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Đối với giả thuyết 2: Động cơ tìm kiếm thị trường của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Kết quả kiểm định ở bảng 3.7 có cùng kết quả như những nghiên cứu trước đây (Mirza Hafiz and Axele Giroud, 2004; Hoang Thi Thu, 2006; Pham Thi Hong Hanh, 2011; Nguyen Thanh Hoang, 2011; Nguyen Thi Lan Anh et al., 2013; Hoàng Chí Cương, 2013) về động cơ tìm kiếm thị trường của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Theo đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam bị tác động bởi quy mô thị trường, khả năng tăng trưởng kinh tế và tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu so với GDP. Trong tất cả các trường hợp đều thể hiện xu hướng tác động dương lên dòng vốn FDI vào Việt Nam. Bên cạnh đó, xu hướng tác động được xác định mạnh mẽ tại mức ý nghĩa 1% và có độ ổn định cao khi không hề có sự thay đổi trong kết quả kiểm định ở cả hai mô hình 3 và 4 (xem bảng 3.7). Dựa vào kết quả hồi quy mô hình 4, tác động biên đối với

biến phụ thuộc FDI được diễn giải như sau: nếu giá trị tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam tăng lên 1% sẽ tác động làm tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam lên 1,53%; dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ tăng lên 0.05% nếu tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu so với GDP của Việt Nam tăng lên 1%. Với kết quả này cho thấy trong 2 biến có liên quan tác động biên của biến GDP được xác định là lớn nhất. Như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài đã đánh giá rất cao về quy mô thị trường và khả năng tăng trưởng quy mô thị trường của Việt Nam.

Thật vậy, trong những năm qua giá trị tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam đều có xu hướng gia tăng, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,5%/năm (giai đoạn 2000- 2012), mức tăng trưởng này so với mặt bằng chung của thế giới và các nước trong khu vực được đánh giá là khá cao nên đã rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm kiếm thị trường tiêu thụ tại Việt Nam. Ngoài ra, việc Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, tham gia ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác thương mại song phương và đa phương và đặc biệt việc Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 đã tác động mở rộng thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp FDI không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường xuất khẩu nước ngoài.

Đối với giả thuyết 3: Động cơ tìm kiếm tài nguyên của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Từ bảng 3.7, trong hai mô hình 3 và 4 kết quả ước lượng GMM về biến tỷ trọng giá trị quặng và kim loại xuất khẩu trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa luôn được kiểm định có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%. Kết quả này đã ủng hộ giả thuyết tìm kiếm tài nguyên của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Với lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và trữ lượng dồi dào Việt Nam được đánh giá là nơi lý tưởng cho các doanh nghiệp FDI muốn khai thác tài nguyên phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả kiểm định phù hợp với bằng chứng từ số liệu thống kê khi số lượng dự án và vốn đầu tư đổ vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm

tỷ trọng lớn nhất trong tổng số dự án và vốn đầu tư FDI tại Việt Nam. Tuy vậy, trên thực tế bên cạnh việc khai thác tài nguyên phục vụ sản xuất cũng còn rất nhiều dự án FDI đầu tư vào Việt Nam chỉ nhằm khai thác tài nguyên thô để xuất khẩu. Do đó, chính phủ cần hạn chế hành vi này vì tác động xấu đến môi trường và nhằm đảm bảo sự phát triển lâu dài trong tương lai.

Đối với giả thuyết 4: Động cơ tìm kiếm hiệu quả của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Không giống như giả thuyết 2 và 3 kết quả ước lượng theo GMM cho thấy đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết liên quan đến động cơ tìm kiếm hiệu quả của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Thật vậy, không như dự đoán cả biến cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực của Việt Nam không được kiểm định là yếu tố hấp dẫn dòng vốn FDI vào Việt Nam ngay tại mức ý nghĩa 10%. Việt Nam đang trong quá trình cải cách, chuyển đổi nền kinh tế nên cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, do đó chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Ngoài ra, biến đại diện cho chất lượng nguồn nhân lực (số học sinh trung học) cũng được kiểm định không có ý nghĩa thống kê. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã không đánh giá cao đến chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Như vậy, để tăng cường thu hút dòng vốn FDI, Việt Nam không chỉ quan tâm đảm bảo về số lượng mà hơn thế nữa cần quan tâm đến việc nâng cao tay nghề cho người lao động, điều này rất cần thiết khi nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp FDI ngày càng đòi hỏi về chất lượng nhiều hơn.

Đối với giả thuyết 5: Tác động của các yếu tố chất lượng thể chế

Khác với hai nhóm yếu tố khung chính sách và kinh tế, nhóm yếu tố chất lượng thể chế được kiểm định không có ý nghĩa thống kê trong tác động lên dòng vốn FDI vào Việt Nam. Kết quả này đã không cung cấp thêm bằng chứng tác động của các yếu tố chất lượng thể chế đối với dòng chảy FDI (trên thực tế một số nghiên cứu trước đó

(Campos and Kinoshita, 2003; Elizabeth Asiedu, 2006; Kinda, 2008; Hoang Hiep Hong, 2012) lại cho thấy kết quả tác động của nhóm yếu tố này tại một số quốc gia khác). Theo như kết quả thống kê mô tả (bảng 3.3) giá trị trung bình của cả 3 yếu tố đại diện cho nhóm yếu tố chất lượng thể chế của các nước ASIA 24 (trong đó có Việt Nam) đều rất nhỏ và nhỏ hơn 50/100 điểm đánh giá, do đó nhóm yếu tố này đã không được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và kết quả kiểm định tương đối phù hợp với số liệu thống kê. Do đó, để cải thiện môi trường đầu tư tăng cường thu hút dòng vốn FDI trong thời gian tới các nước ASIA 24 nói chung và Việt Nam nói riêng cần tiếp tục đẩy nhanh quá trình chống tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính, cải cách hệ thống pháp luật cũng như đảm bảo tuân thủ các quy định nhằm gia tăng thang điểm đánh giá của các yếu tố trên.

Hình 3.6: So sánh các chỉ tiêu đánh gia chất lượng thể chế giữa Việt Nam với mức trung bình (TB) khu vực ASIA 24 (2002-2012)

(Nguồn: Dữ liệu thống kê của World Bank, 2014)

Đối với giả thuyết 6: Tác động của thông tin quá khứ về vốn FDI thu hút được

Tương tự như nhóm yếu tố chất lượng thể chế kết quả kiểm định theo phương pháp GMM sai phân đối với dữ liệu hiện tại cho thấy đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 về tác động của biến độc lập FDI_1 lên biến phụ thuộc FDI tại mức ý nghĩa 10%. Như

vậy, quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi thông tin quá khứ về vốn FDI thu hút được.

Tóm lại, kết quả kiểm định đã không đủ cơ sở để bác bỏ đối với 3 trong 6 giả thuyết đưa ra. Theo đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bị tác động của các yếu tố khung chính sách, động cơ tìm kiếm thị trường và động cơ tìm kiếm tài nguyên. Ngoài ra, kết quả ước lượng theo phương pháp GMM sai phân còn cho thấy quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ bị chi phối bởi thông tin hiện tại của các yếu tố ảnh hưởng. Việc các biến tương tác đưa vào mô hình 4 đều được kiểm định không có ý nghĩa thống kê ngay tại mức ý nghĩa 10% cho thấy không có sự khác biệt về hệ số độ dốc các biến độc lập của Việt Nam so với nhóm quốc gia trong mẫu nghiên cứu.

Sau đây là kết quả mô hình hồi quy của các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

3.5. Kết luận chương 3

Với đặc điểm dữ liệu bảng có T nhỏ và N lớn kết hợp với kết quả kiểm định cho thấy trong tất cả các mô hình đối với dữ liệu hiện tại và quá khứ có tồn tại vi phạm phương sai thay đổi, tự tượng quan bậc 1, hiệu ứng tác động cố định hàm chứa trong sai số và biến nội sinh nên để có được kết quả ước lượng không chệch, vững và hiệu quả phương pháp GMM sai phân đã được sử dụng.

Từ cơ sở lý thuyết nền 6 giả thuyết ban đầu đã được xây dựng liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào Việt Nam, bao gồm các yếu tố khung chính sách, động cơ tìm kiếm thị trường, động cơ tìm kiếm tài nguyên, động cơ tìm kiếm hiệu quả, chất lượng thể chế và tác động thông tin quá khứ của vốn FDI thu hút. Theo kết quả ước lượng có 3 trong 6 giả thuyết không đủ cơ sở để bác bỏ tại mức ý nghĩa 10%, bao gồm tác động nhóm yếu tố khung chính sách, động cơ tìm kiếm thị trường và động cơ tìm kiếm tài nguyên. Trong nhóm yếu tố khung chính sách các biến được kiểm định có

tác động lên dòng vốn FDI là tỷ giá hối đoái và tỷ trọng vốn viện trợ phát triển chính

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 120 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w