So sánh vốn FDI Việt Nam thu hút được với các nước trong khu vực

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 70 - 72)

- Bellak et al (2008)

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

2.3. So sánh vốn FDI Việt Nam thu hút được với các nước trong khu vực

Trước năm 1997 dòng vốn FDI chảy vào các nước Đông Nam Á (ASEAN) rất lớn, chiếm khoảng 8% tổng vốn FDI toàn cầu. Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng tài chính khu vực năm 2005 dòng vốn FDI chảy vào các nước này giảm khoảng 2% trên tổng vốn FDI thế giới. Kể từ năm 2006 cho đến nay các nhà đầu tư nước ngoài đã quay lại khu vực các nước ASEAN. Theo các chuyên gia kinh tế xu hướng này bắt

nguồn bởi hai lý do: tiềm năng tăng trưởng kinh tế và lợi thế chi phí rẻ của các nước ASEAN.

Trong các nước ASEAN, xu hướng dòng chảy FDI có sự thay đổi theo từng thời kỳ. Từ năm 1970 đến năm 2000, Xin-ga-po, Ma-lai-xia và Thái Lan là 3 quốc gia đứng đầu trong khối về thu hút vốn FDI. Tuy vậy, trật tự xếp hạng đã có sự thay đổi trong những năm gần đây, đặc biệt tính đến cuối năm 2013 vị trí số một vẫn thuộc Xin-ga-po (thu hút được 63.772,3 triệu USD) nhưng vị trí thứ hai đã thay đổi, thuộc về In-đô-nê- xia (18.444 triệu USD), tiếp theo là Thái Lan (12.649,7 triệu USD), Ma-lai-xia (11.582,7 triệu USD), và Việt Nam xếp thứ hạng thứ năm (với 8.900 triệu USD thu hút được). Trong so sánh tương đồng với Trung Quốc và Ấn Độ, vì Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây, đặc biệt với lợi thế đông dân nhất thế giới nên là “vùng đất màu mỡ” thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, điều này đã dẫn đến khoảng cách thu hút vốn FDI giữa các nước ASEAN và Trung Quốc ngày càng xa. Ngược lại, đối với Ấn Độ khoảng cách giữa lượng vốn FDI thu hút ngày càng ngắn, kết quả này đã chứng tỏ sự nỗ lực rất lớn của các nước ASEAN.

Bảng 2.2: Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước ASEAN

(ĐVT: Triệu USD) 1970 1980 1990 2000 2005 2010 2011 2012 2013 ASEAN 459,8 2636,1 12820,8 22641,1 43299,4 97869,8 108996,9 111294,3 124365,6 1, Bru-nây 85,5 -19,57 7,0 549,6 289,5 625,7 1208,3 850,0 895,0 2, Căm-pu-chia 0,1 1,0 - 148,5 381,2 782,6 901,7 1557,1 1345,0 3, In-đô-nê-xia 145,4 180,0 1092,0 -4550,0 8336,0 13770,6 19241,3 19852,6 18444,0 4, CHDCND Lào 0,1 - 6,0 33,9 27,7 278,8 300,8 294,4 296,0 5, Ma-lai-xia 94,0 933,9 2611,0 3787,6 4065,3 9060,0 12197,6 10073,9 11582,7 6, Mi-an-ma - 0,4 225,1 208,0 234,9 1284,6 2200,0 2243,0 2621,0 7, Phi-líp-pin -1,0 114,0 550,0 2240,0 1854,0 1298,0 1816,0 2797,0 3859,8 8, Xin-ga-po 93,0 1235,8 5574,7 15515,3 18090,3 53622,7 55922,7 56650,9 63772,3 9, Thái Lan 42,8 189,0 2575,0 3410,1 8066,6 9146,8 7778,7 8607,5 12649,7 10, Việt Nam 0,1 1,7 180,0 1298,0 1954,0 8000,0 7430,0 8368,0 8900,0

Các quốc gia so sánh

1, Trung Quốc 0,0 57,0 3487,1 40714,8 72406,0 114734,0 123985,0 121080,0 347848,72, Ấn Độ 45,5 79,2 236,7 3588,0 7621,8 21125,5 36190,4 25542,8 28153,0 2, Ấn Độ 45,5 79,2 236,7 3588,0 7621,8 21125,5 36190,4 25542,8 28153,0 (Nguồn: Dữ liệu thống kê của UNCTAD, 2014)

Tuy nhiên, nếu so sánh vốn FDI thu hút được với GDP vị trí xếp hạng của Việt Nam có phần cải thiện hơn. Tính đến cuối năm 2013, dẫn đầu trong khu vực vẫn là Xin-ga-po (đạt tỷ trọng 21,4%), tiếp đến là Căm-pu-chia (8,82%), Bru-nây (5,56%) và Việt Nam xếp vị trí thứ tư (đạt 5,19%). Theo báo cáo gần đây nhất của ngân hàng HSBC những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thu hút vốn FDI nhờ vào lợi thế lực lượng lao động dồi dào, thị trường đủ lớn, các chính sách ưu đãi đầu tư và chính sách khuyến khích xuất khẩu giống như Trung Quốc.

(ĐVT: %)

Hình 2.9: Tỷ trọng vốn FDI thu hút so với GDP của Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN

(Nguồn: Dữ liệu thống kê của World Bank, 2014)

Ghi chú: Mi-an-ma không được đề cập vì không có số liệu thống kê

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w