Khoảng trống trong nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 58 - 59)

- Bellak et al (2008)

1.6.Khoảng trống trong nghiên cứu tại Việt Nam

7 nền kinh tế chuyển đổ

1.6.Khoảng trống trong nghiên cứu tại Việt Nam

Trên cơ sở tổng quan các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, đây không phải là vấn đề mới và đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu như Hafiz and Giroud (2004), Nguyen et al. (2013); Lei et al. (2011); Parker et al. (2005), Hoang (2006), Hồ Nhựt Quang (2010), Pham (2011), Nguyen (2011), Hoàng Chí Cương và cộng sự (2013); và của Meyer and Nguyen (2005), Nguyen and Nguyen (2007), Dinh (2009), Gueorguiev and Malesky (2012), Dang (2013). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chưa tiến hành kiểm định các vi phạm liên quan đến hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan và biến nội sinh, chủ yếu chỉ dừng lại ở kết quả hồi quy ban đầu theo phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) nên kết quả ước lượng chưa đáng tin cậy. Đặc biệt, chưa có mô hình nghiên cứu nào sử dụng biến trễ FDI để nghiên cứu tác động lên dòng vốn FDI, trong khi đó kết quả nghiên cứu của Campos and Kinoshita (2003); Carstensen and Toubal (2004); Bellak et al. (2008); và Anyanwu (2012) đã cho thấy đây là một biến quan trọng nên đưa vào mô hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI. Đối với các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, theo kết quả tổng quan cho thấy chỉ có 3 nghiên cứu có liên quan, bao gồm: nghiên cứu của Meyer and Nguyen (2005); nghiên cứu của Nguyen and Nguyen (2007) và nghiên cứu của Dinh (2009). Khác với các tác giả này sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và không đồng nhất về mặt thời gian, trong luận án chỉ sử dụng dữ liệu thứ cấp từ một nguồn duy nhất là Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2005 – 2013 nên đảm bảo tính đồng nhất và đáng tin cậy, đồng thời sự cập nhật về dữ liệu (nhất là chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – PCI) giúp kết quả ước lượng hứa hẹn sẽ có độ tin cậy cao hơn. Ngoài ra, theo kết quả tổng quan cho thấy chưa có nghiên cứu nào quan tâm đến thông tin quá khứ có thể ảnh hưởng đến việc phân bố vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam. Kết quả kiểm định ở chương 4 chứng tỏ đây lại là đặc trưng trong quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

cứu thực nghiệm, thực hiện các kiểm định khác nhau nhằm lựa chọn phương pháp ước lượng và mô hình hồi quy phù hợp nhất nên luận án sẽ cung cấp kết quả kiểm định đáng tin cậy đối với các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào Việt Nam nói chung và yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam nói riêng. Ngoài ra, với dữ liệu được cập nhật, cách tiếp cận mang tính toàn diện và phương pháp nghiên cứu được sử dụng phù hợp với nguồn dữ liệu, tác giả hy vọng sẽ đạt được những kết quả phân tích và nhận định mang tính chính xác cao, từ đó là cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách phù hợp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 58 - 59)