- Bellak et al (2008)
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
2.2.2. Cơ cấu FDI tại Việt Nam 1 Cơ cấu theo ngành
2.2.2.1. Cơ cấu theo ngành
Trong những năm đầu, dòng vốn FDI vào Việt Nam tập trung vào các ngành sản xuất thay thế nhập khẩu (dầu mỏ, xây dựng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc,…) để phục vụ thị trường nội địa đang được bảo hộ. Tuy nhiên, từ năm 2006 cho đến nay đã xuất hiện nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ…) và dịch vụ (hoạt động kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú và ăn uống, xây dựng…). Quy mô vốn đầu tư đăng ký trung bình của một dự án trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 là 14,85 triệu USD. Khu vực chế biến, chế tạo được xác định chiếm tỷ trọng vượt trội, trên 54,76% trong tổng số dự án FDI đăng ký tại Việt Nam (8.725/15.932 dự án FDI) nhưng số vốn đăng ký cũng như mức độ giải ngân thực tế còn thấp, chỉ chiếm 37% tổng vốn thực hiện trong giai đoạn 1988- 2013. Điều này cho thấy đầu tư vào khu vực này còn gặp nhiều khó khăn và đem lại nguồn lợi ít hơn so với đầu tư vào dịch vụ, khai thác và bất động sản. Do đó, cần phải xem lại chính sách và các biện pháp ưu đãi để khuyến khích luồng vốn FDI đổ vào khu vực chế biến chế tạo, qua đó nâng cao năng suất và mang lại tác động lan toả cho cả nền kinh tế.
(ĐVT: Triệu USD)
Hình 2.3: Vốn FDI được cấp giấy phép tính đến năm 2013 phân theo 10 ngành kinh tế hàng đầu
Mặt khác, các chính sách của Chính phủ Việt Nam cũng có thể có tác động lên cơ cấu FDI theo ngành. Đã có nhiều ý kiến cho rằng cần phải xem xét lại các dòng vốn FDI được ưu tiên hiện nay vào lĩnh vực bất động sản vì nhiều lý do, từ việc làm mất đất nông nghiệp tới việc gây ra bong bóng giá đất. Ngoài ra, việc tăng cường thu hút dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp vẫn chưa được sự quan tâm xác đáng từ phía Nhà nước khi vẫn chưa có các chính sách ưu đãi đặc biệt đối với lĩnh vực còn nhiều khó khăn này, kết quả là tính đến cuối năm 2013 ngành nông, lâm, ngư nghiệp chỉ thu hút được 3,35 tỷ USD, chiếm tỷ trọng thấp với 1,46% trong tổng vốn đăng ký cả nước. Một vấn đề đang được thảo luận hiện nay là việc tập trung vào các dự án tạo ra giá trị gia tăng trong nước cao hoặc có hàm lượng công nghệ cao. Trong thời gian gần đây, thành phố Hồ Chí Minh đã hạn chế việc cấp phép cho các dự án FDI thâm dụng lao động trình độ thấp. Tuy vậy, việc dịch chuyển các dự án FDI trong ngành chế biến chế tạo từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục. Ví dụ như tại thời điểm hiện tại, rất nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đang tìm kiếm những địa điểm có tính cạnh tranh cao hơn để thay thế cho một số địa điểm tại Trung Quốc, và các nước ASEAN tỏ ra có ưu thế nhờ vào vị trí địa lý và văn hóa, trong số đó Việt Nam hoàn toàn có khả năng là một trong những nước được lợi nhiều nhất từ xu thế này.