- Bellak et al (2008)
5. Số người lao động Số lượng (DN) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng lũy kế (%)
<100 người 68 39,8 39,8 (100-500) người 56 32,7 72,5 (500-1000) người 20 11,7 84,2 (1000-2000) người 9 5,3 89,5 (2000-3000) người 3 1,8 91,2 >3000 người 15 8,8 100,0 Tổng cộng 171 100,0
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
2.4.3.2. Kết quả đánh giá
Theo kết quả thống kê thu được của 171 doanh nghiệp FDI từ cuộc khảo sát do tác giả thực hiện trong 2 năm 2012-2013, có 113/171 doanh nghiệp cho rằng việc lựa chọn đầu tư tại Việt Nam là trên cơ sở so sánh tương đồng với các quốc gia khác, trong khi đó 58 doanh nghiệp (chiếm 33,9%) cho rằng họ đầu tư vào Việt Nam vì đây là một phần trong chiến lược đa quốc gia của họ. Kết quả này đã phản ánh về lợi thế khác biệt của Việt Nam so với một số quốc gia trong khu vực. Điều này càng được thể hiện rõ hơn khi hầu hết ý kiến của các nhà đầu tư đồng ý Việt Nam là một điểm đến đầu tư hấp dẫn tại khu vực Đông Nam Á (có đến 154/171 ý kiến đồng ý, chiếm trên 90%). Ngoài ra, trong số 171 doanh nghiệp được hỏi có 62% doanh nghiệp cho rằng họ đầu tư tại Việt Nam là vì mục tiêu tìm kiếm thị trường. Kết quả thống kê phù hợp với rất
nhiều ý kiến đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam với tỷ lệ dân số đông, trẻ và thu nhập ngày càng tăng đang là những yếu tố biến Việt Nam trở thành thị trường rất hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO với những cam kết đổi mới nền kinh tế đã làm cho môi trường đầu tư tại Việt Nam càng trở nên hấp dẫn hơn. Điều này một lần nữa được minh chứng từ số liệu thống kê của cuộc khảo sát khi có đến 86% doanh nghiệp nhận xét môi trường đầu tư tại Việt Nam đã thay đổi theo chiều hướng tốt và họ rất hài lòng về môi trường đầu tư tại Việt Nam hiện nay. Thành quả này đã dẫn đến 143 doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng 83,6%) quyết định sẽ tiếp tục đầu tư tại Việt Nam. Khi được hỏi nếu không lựa chọn Việt Nam để đầu tư thì Trung Quốc và Campuchia là hai quốc gia được các nhà đầu tư quan tâm nhất. Mặc dù là một quốc gia đi sau và có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn nhưng Lào lại là quốc gia được quan tâm hơn Thái Lan. Điều này đã phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư đối với Thái Lan đã bị sụt giảm nghiêm trọng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả trên và theo đánh giá chung là do môi trường đầu tư tại Thái Lan chậm đổi mới và quan trọng hơn là do sự bất ổn chính trị kéo dài.
Bảng 2.4: Kết quả đánh giá tổng quát về môi trường đầu tư tại Việt Nam