Điều tra phân loại mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đặc điểm một số mô hình phủ xanh ở huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 92)

Trong phạm vi đề tài chúng tôi không đi sâu vào việc xây dựng một tiêu chuẩn hay khung phân loại các mô hình phủ xanhh đất trống đồi trọc mà chỉ tiến hành điều tra và phân tích các mô hình phổ biến đang được áp dụng hiện nay tại 3 xã: Ngọc Xá, Phù Lãng, Cách Bi thuộc huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh. Kết quả điều tra cho thấy ở huyện Quế Võ có các mô hình phổ biến sau: - Mô hình trồng rừng: Trước đây chủ yếu là rừng thuần loại là cây Keo, nhưng hiện nay xu hướng đang chuyển dần sang trồng hỗn giao Keo với các loài cây khác. Đây là mô hình mang lại hiệu quả khá cao cả về kinh tế và môi trường sinh thái.

- Mô hình Vườn + Ao + Chuồng (VAC). Mô hình này hầu như ở địa phương nào cũng có và thường phân bố gần nhà. Đặc trưng của mô hình là được xây dựng trên đất vườn hay đất liền kề nên qui mô không lớn, thường trên dưới 1 ha. Cây trồng chính trên đất vườn là các loài cây ăn quả: Nhãn,

Xoài…Chăn nuôi là cá và gia cầm, đại gia súc (Trâu, Bò) không phát triển, nếu có thì chủ yếu làm sức kéo (cày, bừa, kéo xe).

- Mô hình Vườn + Ao + Chuồng + Rừng (VACR). Loại mô hình này phát triển sau khi có chính sách giao đất giao rừng (1990). Kết quả điều tra cho thấy mặc dù hiệu quả kinh tế của loại mô hình này rất cao nhưng ở địa phương mới chỉ có một số nhỏ các hộ gia đình thực hiện do vốn đầu tư lớn và đòi hỏi người dân phải có kiến thức và kỹ thuật trong sản xuất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đặc điểm một số mô hình phủ xanh ở huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)