Theo thống kê năm 2006 toàn huyện có 153,80 ha rừng phòng hộ và 198,18 ha rừng đặc dụng tập trung chủ yếu ở 2 xã Nam Sơn, Vân Dương. Theo kết quả điều tra, hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Quế Võ đến tháng 5 năm 2010 như bảng sau.
Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Quế Võ năm 2010
Hạng mục Diện tích Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất lâm nghiệp 312,57 100
1. Đất có rừng 290,09 92,8 1.1 Đất hiện có rừng trồng tập trung 117,2 40,40 1.2. Vườn rừng 94,59 32,60 1.3. Vườn hộ gia đình - NLKH 78,3 26,99 2. Đất vườn ươm 19,68 6,29 3. Đất chưa có rừng 2.5 0,68 4. Các loại đất đã chuyển mục đích sử dụng 0.3 0,09
Từ kết quả tại bảng 4.4 cho thấy trong tổng diện tích đất lâm nghiệp là 290,09 ha có 33,99 ha (chiếm 11,71%) là diện tích đất rừng xen kẽ trong khu dân cư và các loại đất khác đã được chuyển mục đích sử dụng (bao gồm 31,69 ha đất vườn hộ gia đình NLKH và 2,3 ha đất lâm nghiệp đã bị khai thác đất, làm đất xây dựng, làm đất ở nông thôn…). Còn lại chủ yếu là diện tích đất hiện có rừng trồng chiếm 40,40 % và diện tích đất vườn rừng chiếm 26,99 %.
Nhìn chung tiềm năng đất lâm nghiệp của huyện không lớn, mặt khác diện tích đất lâm nghiệp nhỏ manh mún không tập trung, phân bố trong vùng có mật độ dân số cao thường xuyên tác động mạnh vào diện tích đất lâm nghiệp, cây lâm nghiệp nên khả năng quản lý bảo vệ rừng là rất khó khăn.
Khu vực đất lâm nghiệp gần đường giao thông rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng như làm gạch, trải nền đường… dễ dẫn đến xung đột lợi ích giữa công nghiệp và bảo vệ rừng.
Vì vậy có thể nói nhiệm vụ trọng tâm của ngành lâm nghiệp huyện Quế Võ là phải giữ vững diện tích đất lâm nghiệp và hệ sinh thái rừng hiện có để phát huy chức năng phòng hộ môi trường kết hợp với du lịch sinh thái trong điều kiện công nghiệp, xây dựng phát triển.
Rừng trồng ở huyện Quế Võ chủ yếu có các loài cây trồng chính sau: Keo tai tượng, Keo lá tràm, Bạch đàn và Thông. Ngoài ra, còn có một số cây trồng khác như các loại cây ăn quả được trồng ở mô hình vườn rừng.