Thực trạng về văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đặc điểm một số mô hình phủ xanh ở huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 55)

Y tế: Ngoài hệ thống bệnh viện tỉnh, trung tâm y tế các huyện 100% các xã vùng đồi gò đều có trạm xá được đầu tư phương tiện thuốc men trong việc khám, chữa bệnh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tại chỗ cho nhân dân. Công tác giáo dục 100% các xã đều có trường học kiên cố, cơ sở vật chất đáp ứng đầy đủ cho việc dạy và học. Trong toàn huyện có 3 trường trung học phổ thông chính quy, 1 trường dân lập và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên với chất lượng đào tạo cao.

Điện: toàn bộ các xã trong toàn huyện có điện lưới quốc gia, cơ bản đáp ứng được nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Thông tin tuyên truyền 100% các xã đều có điểm bưu điện văn hóa xã và mạng lưới truyền thanh đến tận thôn xóm, bước đầu cơ bản đã đưa được các chính sách pháp luật của đảng đến với mọi người dân.

Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến bảo vệ và phát triển rừng

Thuận lợi

Cơ sở hạ tầng đã từng bước được kiên cố hóa, rất thuận lợi cho việc bảo vệ và phát triển rừng.

Vùng đồi gò có nhiều di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan đẹp như Đền bà chúa kho, Đền thờ Lê Văn Thịnh, chùa Phật tích, chùa Lim, chùa Dạm, Khu thủy tổ quan họ, Núi Dạm, Núi Phật Tích, Núi Điều Sơn… Đây là điều kiện thuận lợi để để phát triển lâm nghiệp kết hợp du lịch sinh thái.

Vùng đồi rừng có lực lượng lao động dồi dào, nhân dân cần cù chịu khó lao động và có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

Cơ chế chính sách được cải thiện, môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút được các nhà đầu tư tham gia sản xuất kinh doanh rừng. Nhiều chương trình, dự án đang phát huy tác dụng, đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng

Do điều kiện kinh tế phát triển nên ngoài nguồn vốn của Nhà nước, Bắc Ninh có thể huy động được vốn từ các thành phần kinh tế khác để đầu tư bảo vệ, phát triển rừng.

Khó khăn

Dân số nông thôn, lao động nông, lâm nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong khi diện tích đất canh tác bình quân đầu nguời rất thấp.

Mật độ dân cư vùng đồi gò còn cao, thường xuyên tác động đến rừng nên công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn.

Tốc độ đô thị hóa nhanh, mở rộng diện tích các đô thị, các khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và các loại hình dịch vụ khác…Đều tác động trực tiếp đến nguồn tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

Thách thức lớn nhất là sự xung đột về mục đích sử dụng đất giữa lâm nghiệp với các mục đích khác. Vấn đề đặt ra là cần phải giữ vững được diện tích rừng hiện có, cải tạo một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp có khả năng phát triển về du lịch nghỉ ngơi cuối tuần để phục vụ mục đích phòng hộ cảnh quan môi trường sinh thái, đảm bảo cho phát triển bền vững.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đặc điểm một số mô hình phủ xanh ở huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)