Đặc điểm thành phần loài

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đặc điểm một số mô hình phủ xanh ở huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 72)

Kết quả nghiên cứu về thành phần, số lượng các loài, chi, họ tại 3 quần xã rừng trồng đã được chúng tôi thống kê trong bảng 4.5.

Bảng 4.5: Thống kê số lƣợng, tỉ lệ các loài, chi, họ tại khu vực nghiên cứu

TT Tên mô hình Số lượng, tỉ lệ (%) các loài, chi, họ Số loài Tỉ lệ ( %) Số chi Tỉ lệ ( %) Số họ Tỉ lệ ( % ) 1 Rừng Keo 55 79,71 46 73,01 24 88,89 2 Rừng Keo + Thông 43 62,31 39 61,90 21 77,78 3 Rừng Keo + Bạch đàn 27 39,13 24 38,09 15 55,56

4.4.1.1. Điểm nghiên cứu thứ 1: Rừng trồng thuần loài Keo

Đây là rừng trồng thuần loài Keo và cũng là khu rừng trồng có tỉ lệ cây tái sinh cao, đang được tỉnh Bắc Ninh đề xuất phát triển thành khu du lịch sinh thái gắn liền với các di tích lịch sử.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 tỉ lệ (%) Loài Chi Họ taxon Rừng Keo Rừng Keo + Thông Rừng Keo + Bạch đàn

Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ các loài, chi, họ trong các quần xã thực vật nghiên cứu

Tại địa điểm này chúng tôi đã thống kê được 55 loài thuộc 46 chi, 24 họ. Trong đó, họ Cúc (Asteraceae) có 7 loài chiếm 11,86 % là họ có số loài nhiều nhất. Cụ thể là các loài: Cứt lợn (Ageratum conyzoides), Đơn buốt (Bidens pilosa), Ngải cứu (Artemisia vulgaris), Rau tàu bay (Crassocephalum

crepididoides), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cúc tần (Pluchea indica), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum).

Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và họ Hoà thảo (Poaceae) cùng có 6 loài chiếm 10,17 %. Các loài trong họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) là: Đom đóm (Alchornea trewioides), Bã đậu (Croton tiglium), Bọt ếch (Glochidion velutinum), Me rừng (Phyllanthus emblica), Bùm bụp (M. barbatus), Chó đẻ răng cưa (P. urinaria). Các loài trong họ Hòa thảo (Poaceae) gồm: Cỏ lá tre (Centotheca latifolia), Cỏ lá tre lá nhỏ (Centotheca lappacea), Cỏ gà

(Cynodon dactylon), Cỏ chân vịt (Dactyloctenium negyptum), Cỏ chỉ (Eriachne chinensis), Cỏ sâu róm (Setaria viridis).

Họ Đậu (Fabaceae) có 5 loài chiếm 8,47 %. Các loài thuộc họ Đậu (Fabaceae) là: Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Dây mật (Derris elliptica), Móng bò (Bauhinia pyrrhoclaza). Dây bánh nem (Bowringia callicarpa).

Tiếp theo là họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) có 4 loài chiếm 6,78 %. Các loài trong họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) là: Mò trắng (Clerodendron chinensis), Bọ mảy (Clerodendrum cyrtophyllum), Mò đỏ (C. kaempfri), Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis).

Họ Dâu tằm (Moraceae) có 3 loài chiếm 5,08 %, đó là các loài: Vú bò xẻ (Ficus heterophylla), Vú bò (Ficus hirta), Ruối (Streblus asper).

Có 7 họ cùng có 2 loài chiếm 3,39 %. Họ Cam (Rutaceae) gồm các loài: Hồng bì rừng (Clausena dunniana), Ba chạc (Euodia lepta). Họ Xoài (Anacardiaceae) gồm các loài: Dâu da xoan (Allospondias lakonenis), Sấu (Dracontomelum duperreanum). Họ Rau răm (Polygonaceae) gồm các loài: Nghể (Polygonum anatum), Nghể trâu (Polynum barbatum). Họ Cà phê (Rubiaceae) gồm các loài: Dành dành (Gardenia augusta), Rau má núi (Geophila renpens). Họ Trôm (Sterculiaceae) gồm: Hu đen (Commersonia

bartramia), Sảng (Sterculia lanceolata). Họ Thài lài (Commelinaceae) gồm: Đầu rìu (Commelina bengalensis), Đầu rìu chụm (Floscopa glomeratus). Họ Cói (Cyperaceae) gồm: Củ gấu (Cyperus rotundus), Cỏ ba cạnh (Scleria radula).

Có 12 họ cùng có 1 loài chiếm 1,69 %. Họ Mộc tặc (Equisetaceae) có loài Cỏ tháp bút (Equisetum rammossiimum debile). Họ Dương xỉ (Polypodiaceae) có loài Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus). Họ Rau dền (Amaranthaceae) có loài Cỏ xước (Achiranthes aspera). Họ Na (Annonaceae) có loài Dất (Fissistigima brateatum). Họ Vòi voi (Boraginaceae) có loài Vòi voi (Heliotropinum indicum). Họ Bông (Malvaceae) có loài Cối xay (Abutilon indicum). Họ Bồ hòn (Sapindaceae) có loài Nhãn rừng (Dimocarpus fumatus). Họ Tiết dê (Menispermaceae) có loài Dây đau xương (Tinospora sinensis). Họ Sim (Myrtaceae) có loài Vối (Cleistocalyx operculatus). Họ Hoa hồng (Rosaceae) có loài Mâm xôi (Rubus alcaefollius). Họ Gừng (Zingiberaceae) có loài Sa nhân (Amomum villosum).

4.4.1.2. Điểm nghiên cứu thứ 2: Rừng trồng hỗn giao Keo + Thông

Đây là khu rừng được trồng xen Thông với Keo tai tượng và Keo lá tràm. Các loài Keo trồng được 9 tuổi, Thông được trồng xen vào khoảng 1- 2 tuổi.

Ở địa điểm nghiên cứu này chúng tôi đã thống kê được 43 loài thuộc 39 chi, 21 họ.

Họ Cúc (Asteraceae) và họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) cùng có 5 loài chiếm 11,63 % là 2 họ có số loài nhiều nhất. Các loài trong họ Cúc (Asteraceae) là: Cứt lợn (Ageratum conyzoides), Đơn buốt (Bidens pilosa), Ngải cứu (Artemisia vulgaris), Rau tàu bay (Crassocephalum crepididoides), Cúc tần (Pluchea indica). Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) gồm: Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Bọt ếch (Glochidion velutinum), Me rừng (Phyllanthus emblica), Bùm bụp (M. barbatus), Chó đẻ răng cưa (P. urinaria).

Họ Đậu (Fabaceae) và Họ Dâu tằm (Moraceae) cùng có 4 loài chiếm 8,24 %. Các loài thuộc họ Đậu (Fabaceae) là: Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Dây bánh nem (Bowringia callicarpa), Sắn dây rừng (Pueraria phaseoloides). Các loài thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) là: Vú bò xẻ (Ficus heterophylla), Vú bò (Ficus hirta), Ngái (Ficus hispida), Ruối (Streblus asper).

Họ Hoà thảo (Poaceae) có 3 loài chiếm 6,97 %. Đó là các loài: Cỏ lá tre (Centotheca latifolia), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ chỉ (Eriachne chinensis).

Có 6 họ cùng có 2 loài chiếm 4,65 %. Họ Thông (Pinaceae) gồm các loài Thông ba lá (Pinus kesyia), Thông nhựa (Pinus merkusii). Họ Xoài (Anacardiaceae) gồm các loài: Dâu da xoan (Allospondias lakonenis), Sấu (Dracontomelum duperreanum). Họ Cà phê (Averrhoa carambola) gồm các loài: Dành dành (Gardenia augusta), Rau má núi (Geophila renpens). Họ Trôm (Sterculiaceae) gồm: Ngô đồng (Firmannia colorata), Sảng (Sterculia lanceolata). Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) gồm các loài: Bọ mảy (Clerodendrum cyrtophyllum), Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis). Họ Cói (Cyperaceae) gồm: Củ gấu (Cyperus rotundus), Cỏ ba cạnh (Scleria radula).

Có 10 họ cùng có 1 loài chiếm 2,32 %. Họ Dương xỉ (Polypodiaceae) có loài Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus). Họ Rau dền (Amaranthaceae) có loài Cỏ xước (Achiranthes aspera). Họ Cam (Rutaceae) với loài Hồng bì rừng (Clausena dunniana). Họ Bông (Malvaceae) có loài Cối xay (Abutilon indicum). Họ Xoan (Meliaceae) có loài Xoan ta (Melia azedarach). Họ Sim (Myrtaceae) có loài Vối (Cleistocalyx operculatus). Họ Rau răm (Polygonaceae) có loài Chút chít (Rumex wallichii). Họ Cà phê (Averrhoa carambola) với loài Rau má núi (Geophila renpens). Họ Hoa hồng (Rosaceae) có loài Mâm xôi (Rubus alcaefollius). Họ Gừng (Zingiberaceae) có loài Sa nhân (Amomum villosum).

4.4.1.3. Địa điểm nghiên cứu thứ 3: Rừng trồng hỗn giao Keo + Bạch đàn

Tại đây Keo được trồng xen lẫn với Bạch đàn với số lượng lớn hơn. Khi nghiên cứu về thành phần loài chúng tôi đã thống kê được 27 loài thuộc 24 chi, 15 họ.

Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 5 loài chiếm 18,52 % là họ có số loài nhiều nhất. Cụ thể các loài gồm: Đom đóm (Alchornea trewioides), Bã đậu (Croton tiglium), Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymyfolia), Me rừng (Phyllanthus emblica), Bùm bụp (M. barbatus).

Họ Cúc (Asteraceae) có 4 loài chiếm 14,48 %, gồm các loài: Cứt lợn (Ageratum conyzoides), Đơn buốt (Bidens pilosa), Ngải cứu (Artemisia vulgaris), Cỏ lào (Eupatorium odoratum).

Họ Sim (Myrtaceae) và họ Hòa thảo (Poaceae) cùng có 3 loài chiếm 11,11 % tổng số loài có trong địa điểm này. Các loài trong họ Sim (Myrtaceae) gồm: Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta), Bạch đàn đỏ

(Eucalyptus robusta), Sim (Rhodomyrtus tomentosa). Họ Hòa thảo (Poaceae) gồm: Cỏ lá tre (Centotheca latifolia), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ chỉ (Erianthus arundinaceuss). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có 11 họ cùng có 1 loài chiếm 3,70 %. Họ Dương xỉ (Polypodiaceae) có loài Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus). Họ Xoài (Anacardiaceae) với loài: Sấu (Dracontomelum duperreanum). Họ Vòi voi (Boraginaceae) có loài Vòi voi (Heliotropinum indicum). Họ Đậu (Fabaceae) với loài Sắn dây rừng (Pueraria phaseoloides). Họ Bông (Malvaceae) có loài Cối xay (Abutilon indicum). Họ Rau răm (Polygonaceae) có loài Nghể (Polygonum anatum). Họ Hoa hồng (Rosaceae) có loài Mâm xôi (Rubus alcaefolius). Họ Cà phê (Rubiaceae) với loài Nhàu (Morinda citrifolia). Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) có loài Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis). Họ Dâu tằm (Moraceae) với loài Vú bò (Ficus hirta).

Khi nghiên cứu về thành phần loài của 3 quần xã thực vật tại 3 xã Ngọc Xá, Phù Lãng, Cách Bi huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh chúng tôi có một số nhận xét sau:

Nhìn chung, khu vực nghiên cứu đều là rừng trồng nên thành phần loài ở cả 3 địa điểm nghiên cứu tương đối giống nhau. Phần lớn các họ đều ít phong phú về thành phần loài, chủ yếu các họ chỉ có từ 1- 3 loài. Trong đó rừng trồng thuần loài Keo có số loài cao nhất (55 loài chiếm 82,08 %), sau đó là rừng trồng hỗn giao Keo + Thông (41 loài chiếm 61,19 %), cuối cùng là rừng trồng hỗn giao Keo + Bạch đàn (27 loài chiếm 40,29 %).

Trong thành phần loài của khu vực nghiên cứu, số lượng các loài cây gỗ chủ yếu là các loài cây trồng như: Keo, Thông, Bạch đàn. Các loài cây tái sinh tự nhiên như: Sấu, Dâu da xoan, Hồng bì rừng…chiếm tỉ lệ khá cao. Số lượng các loài cây bụi khá phong phú, chiếm tỉ lệ lớn trong thành phần loài thực vật tại khu vực nghiên cứu. Vì chủ yếu là rừng trồng nên các loài thân cỏ có số lượng rất ít đặc biệt là ở khu vực trồng Bạch đàn. Ở rừng trồng Bạch đàn, cây thường được trồng với mật độ không cao (1200 cây/ha) nên độ che phủ thấp (65-70%). Mặt khác thành phần loài thực vật dưới tán rừng Bạch đàn lại nghèo nàn, chỉ gặp chủ yếu những loài hạn sinh, ưa sáng. Nguyên nhân là do Bạch đàn có độ che phủ thấp, đất khô, nghèo dinh dưỡng (do bị rủa trôi và do lá Bạch đàn rụng xuống có tinh dầu (Eucalypton) nên đã ảnh hưởng tới thành phần động vật và vi sinh vật đất có tác dụng phân giải chất hữu cơ trả lại cho đất...).

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đặc điểm một số mô hình phủ xanh ở huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 72)