Thảm thựcvật

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đặc điểm một số mô hình phủ xanh ở huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 62)

Khu vực nghiên cứu hiện tại không có kiểu rừng kín và rừng thưa nguyên sinh.

Theo khung phân loại của UNESCO (1973) thảm thực vật Quế Võ - Bắc Ninh có những quần hệ với các kiểu thảm sau:

4.1.2.1. Rừng thưa

Rừng thƣa thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp

Kiểu này phân bố ở một số địa phương trong huyện (Châu Phong, Phù Lương). Thành phần chủ yếu là các loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh. Các loài thường gặp là Ràng ràng (Ormosia blansea), Hu đay (Tremaorientalis, T.angustifolia), Ba bét (Mallotus paniculatus), Ba soi (Macaranga deticulata), Bời lời (Litsea verticulata, L. umbellata), Chẹo (Engelhardtia spicata), Thừng mực (Wrightia pubescens), Ớt sừng (Tabernaemontana bovina), Côm (Elaeocarpus griffithii), Sòi (Sapium discolor), Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis), Dẻ gai (Castanopsis indica,

C. tonkinensis), Thành ngạnh (Cratoxylon cochinchinensis), Chẹo (Engelhardtia roburghiana), Kháo (Phoebe tovoyana), Sụ (Machilus platycarpa)... Ngoài ra trong rừng còn có hệ dây leo (chủ yếu thuộc họ Đậu - Fabaceae) khá phát triển.

- Rừng thƣa thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới trên núi

Kiều này còn rất ít ở một số nơi có độ cao trên 170 m ( núi Hàm Long thuộc xã Nam Sơn). Đây là những trạng thái suy thoái được phát sinh hình thành từ "Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi " do bị khai thác kiệt. Do đó trong thành phần rải rác thấy xuất hiện các loài gỗ lớn. Song những loài cây này thường có kích thước nhỏ hay bị sâu bệnh không có giá trị sử dụng nên được chừa lại. Các loài thường gặp là Thị (Diospyros sp.), Bứa (Garcinia oblongifolia), Sổ (Dillenia indica). Nếu tiếp tục bị khai thác thì rừng sẽ bị suy thoái thành thảm cây bụi, thảm cỏ và rất khó phục hồi trở lại. Do đó đối tượng này cần có biện pháp bảo vệ và khai thác hợp lý.

4.1.2.2. Thảm cây bụi

Thảm cây bụi thƣờng xanh trên đất địa đới

Có cây gỗ lá rộng mọc rải rác, huyện Quế Võ không có thảm cây bụi điển hình mà thường là những khoảnh nhỏ xen lẫn với các trạng thái khác: rừng thưa, thảm cỏ, đất canh tác. Những loài cây thường gặp là: Bùm bụp (Mallotus barbatus, M. contubernalis, M. macrostachys), Me rừng (Phylanthus emblica), Găng (Randia spinosa), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma candidum, M. sanguineum). Cây gỗ có các đại diện là: Bồ đề (Styrax tonkinensis), Ba bét (Mallotus paniculatus), Ba soi (Macaranga deticulata), Bời lời (Litsea verticulata, L. umbellata), Ràng ràng (Ormosia balansae), Sòi (Sapium sebiferum, S. rotundifolium), Hoắc quang (Wendlandia formosa).

Với điều kiện nhiệt đới mưa mùa và đất đai chưa bị thoái hóa nặng, thảm cây bụi thường là những trạng thái tạm thời trong quá trình diễn thế đi lên của thảm thực vật. Vì vậy, nếu được bảo vệ thì chúng sẽ nhanh chóng được phục hồi thành các quần hệ rừng tương ứng.

4.1.2.3. Thảm cỏ

- Thảm cỏ dạng lúa cao có cây gỗ và cây bụi thường xanh

Ưu hợp Chè vè (Miscanthus floridulus) được hình thành trên đất sau nương rẫy bỏ hóa. Trong quần xã chè vè chiếm ưu thế, các loài cỏ cao mọc cùng Cỏ lau (Saccharum officinarum), Cỏ lách (S. spontaneum), Chít (Thysanolaena maxima). Thành phần cây gỗ có Bồ đề (Styrax tonkinensis), Màng tang (Litsea cubeba), Ràng ràng (Ormosia balansae), Ngô đồng (Firmannia colorata), Nhãn rừng (Dimocarpus fumatus).

- Thảm cỏ không dạng lúa cao có cây gỗ và cây bụi thường xanh

Kiểu thảm này thường có diện tích nhỏ và phân bố ở nơi đất có độ ẩm cao. Các loài cây gỗ thường gặp là Ba chạc (Euodia lepta), Muồng truổng (Zanthoxylum avicenniae), Màng tang (Litsea cubeba), Ràng ràng (Ormosia balansea) và một số loài thuộc chi Ficus.

4.1.2.4. Rừng trồng các loài cây lá rộng + lá kim ở đất thấp

Các loại hình rừng trồng hiện có ở huyện Quế Võ là: Rừng trồng thuần loài Keo, rừng trồng hỗn giao Keo + Thông, Keo + Bạch đàn. Trong đó, phần lớn là diện tích rừng trồng cây lá rộng với nhiều độ tuổi khác nhau, các loài cây lá kim mới được trồng xen thêm vào khoảng 2 - 3 năm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đặc điểm một số mô hình phủ xanh ở huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)