Để đánh giá độ đa dạng của thực vật trong quần xã không chỉ nghiên cứu về thành phần loài mà về thành phần dạng sống và cấu trúc không gian của nó. Vì vậy, nghiên cứu thành phần dạng sống là một trong những nội dung quan trọng, cho ta thấy được mối quan hệ của các loài với điều kiện tư nhiên. Có nhiều cách phân chia dạng sống nhưng tại các điểm nghiên cứu chúng tối tiến hành phân tích thành phần dạng sống của thực vật theo 4 nhóm:
Thân gỗ (G), thân bụi (B), thân thảo (T) và thân leo (L). Cơ sở phân chia dạng sống dựa trên phương pháp nguyên tắc phân chia của Hoàng Chung (1980) [9] và tài liệu “Tên cây rừng việt Nam” của bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (2000) [7]. Kết quả về thành phần dạng sống ở khu vực nghiên cứu được trình bầy ở bảng 4.6
Bảng 4.6. Thành phần dạng sống trong các quần xã nghiên cứu
Dạng sống Chỉ tiêu Thân gỗ (G) Thân bụi (B) Thân thảo (T) Thân leo (L) Số loài 18 24 23 4 Tỉ lệ (%) 26,08 34,78 33,33 5,79 0 5 10 15 20 25 30 35 Tỉ lệ (%) Dạng sống G B T L Hình 4.2: Biểu đồ thành phần dạng sống thực vật tại KVNC
Qua số liệu bảng 4.6 và biểu đồ 4.2. cho thấy, trong khu vực nghiên cứu (KVNC) có đầy đủ cả 4 dạng sống. Trong đó, dạng cây bụi có 24 loài tương ứng với 34,78 % là dạng chiếm tỉ lệ cao nhất. Sau đó là dạng thân thảo có 22 loài tương ứng với 33,33 %. Tiếp theo là dạng thân gỗ có 18 loài tương
ứng với 26,08 %. Cuối cùng là dạng thân leo có 4 loài chiếm 5,79 % là dạng chiếm tỉ lệ nhỏ nhất.
Để đánh giá thành phần dạng sống trong từng quần xã rừng trồng ở KVNC, chúng tôi đã thống kê và tổng hợp trong bảng 4.7 và biểu đồ 4.3.
Bảng 4.7: Thành phần dạng sống thực vật tại các quần xã nghiên cứu
Tên quần xã nghiên cứu Tổng số loài Dạng sống ( % ) Thân gỗ (G) Thân bụi (B) Thân thảo (T) Thân leo (L) Số loài Tỉ lệ (%) Số loài Tỉ lệ (%) Số loài Tỉ lệ (%) Số loài Tỉ lệ (%) Rừng Keo 55 10 18,18 22 40,0 18 32,72 3 5,45 Rừng Keo + Thông 43 12 27,90 12 27,90 17 41,46 2 4,87 Rừng Keo + Bạch đàn 27 5 18,51 10 37,03 11 40,74 1 3,70 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Tỉ lệ (%)
Thân Gỗ Thân Bui Thân
Thảo Thân Leo Dạng sống Rừng Keo Rừng Keo + Thông Rừng Keo + Bạch đàn
4.4.2.1. Địa điểm nghiên cứu thứ 1: rừng trồng thuần loài Keo
Ở điểm nghiên cứu này chúng tôi đã thống kê được 4 kiểu dạng sống, trong đó nhóm cây bụi và cây thảo chiếm ưu thế nhất, sau đó đến dạng cây cây gỗ, cuối cùng là dạng thân leo.
- Nhóm cây bụi gồm 22 loài, chiếm 40,0 % gồm các loài: Cứt lợn (Ageratum conyzoides), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum), Bọt ếch (Glochidion velutinum), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Bùm bụp (Mallotus barlatus), Vú bò (Ficus hirta), Bọ mảy (Clerodendrum cyrtophyllum), Đầu rìu chụm (Floscopa glomeratus), Đầu rìu (Commelina bengalensis), Mò đỏ (C. kaempfri), Mò trắng (Clerodendrun chinensis), Ngái (Ficus hispida), Hồng bì rừng (Clausena dunniana), Dành dành (Gardenia augusta), Mâm xôi (Rubus alceafolius), Vối (Cleistocalyx operculatus), Vú bò xẻ (Ficus heterophylla), Cối xay (Abutilon indicum), Chó đẻ răng cưa (P. urinaria), Đom đóm (Alchornea trewioides), Bã đậu (Croton tiglium), Dây dất (Fissistigima brateatum).
- Nhóm cây thân thảo gồm 18 loài, chiếm 32,72 % gồm các loài: Cỏ tháp bút (Equisetum rammossiimum), Cỏ xước (Achiranthes aspera), Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Đơn buốt (Bidens pilosa), Cỏ ba cạnh (Scleria radula), Cỏ lá tre lá nhỏ (Centotheca lappacea), Cỏ chỉ (Eriachne chinensis), Rau tàu bay (Crassocephalum crepidioides), Ngải cứu (Artemisia vulgaris), Vòi voi (Heliotropinum indicum), Rau má núi (Geophila renpens), Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis), Cỏ gấu (Cyperus rotundus), Cỏ lá tre (Centotheca latifolia), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ chân vịt (Dactyloctenium aegyptiacum), Cỏ sâu róm (Setaria viridis ), Sa nhân (Amomum villosum).
- Nhóm cây gỗ gồm 10 loài, chiếm 18,18 % gồm các loài: Me rừng (Phyllanthus emblica), Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Dâu da xoan (Allospondias lakonenis), Sấu (Dracontomelum duperreanum), Móng bò (Bauhinia pyrrhoclaza), Ruối (Streblus asper), Ba chạc (Euodia lepta), Nhãn rừng (Dimocarpus fumatus), Sảng (Sterculia lanceolata).
- Nhóm cây leo có 3 loài chiếm 5,45 %, gồm các loài: Dây bánh nem (Bowringia callicarpa), Dây mật (Derris elliptica), Dây đau xương (Tinospora sinensis).
4.4.2.2. Địa điểm nghiên cứu thứ 2: rừng trồng hỗn giao Keo + Thông
Ở quần xã này chúng tôi thấy cả 4 dạng sống đều có mặt. Trong đó nhóm cây thảo chiếm ưu thế nhất, tiếp đến là dạng cây bụi và sau cùng là cây nhóm cây gỗ và thân leo.
- Nhóm cây thảo gồm 17 loài chiếm 41,46 % đó là các loài: Cỏ tháp bút (Equisetum rammossiimum), Cỏ xước (Achiranthes aspera), Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Đơn buốt (Bidens pilosa), Cỏ ba cạnh (Scleria radula), Cỏ chỉ (Eriachne chinensis), Rau tàu bay (Crassocephalum crepidioides), Chua me đất (Oxalis repens), Ngải cứu (Artemisia vulgaris), Rau má núi (Geophila renpens), Nghể trâu (Polynum barbatum), Chút chít (Rumex wallichii), Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis), Cỏ gấu (Cyperus rotundus), Cỏ lá tre (Centotheca latifolia), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Sa nhân (Amomum villosum).
- Nhóm thân bụi có 12 loài chiếm 27,90 % gồm các loài: Cứt lợn (Ageratum conyzoides), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Bọt ếch (Glochidion velutinum), Bùm bụp (Mallotus barlatus), Vú bò (Ficus hirta), Ngái (Ficus hispida), Hồng bì rừng (Clausena dunniana), Dành dành (Gardenia augusta),
Mâm xôi (Rubus alceafolius), Vú bò xẻ (Ficus heterophylla), Cối xay (Abutilon indicum), Chó đẻ răng cưa (P. urinaria).
- Nhóm thân gỗ có 12 loài chiếm 27,90 % gồm các loài: Thông ba lá (Pinus kesyia), Thông nhựa (Pinus merkusii), Me rừng (Phyllanthus emblica), Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Xoan (Melia azedarach), Vối (Cleistocalyx operculatus), Dâu da xoan (Allospondias lakonenis), Sấu (Dracontomelum duperreanum), Móng bò (Bauhinia pyrrhoclaza), Ruối (Streblus asper), Ngô đồng (Firmannia colorata).
- Nhóm cây leo có 2 loài chiếm 4,87 %, gồm các loài: Dây bánh nem (Bowringia callicarpa), Sắn dây rừng (Pueraria phaseoloides).
4.4.2.3. Địa điểm nghiên cứu thứ 3: rừng trồng hỗn giao Keo + Bạch đàn
Khi nghiên cứu về thành phần dạng sống tại địa điểm này chúng tôi cũng thống kê được cả 4 dạng sống. Trong đó cây thân thảo vẫn chiếm ưu thế nhất, sau đó là cây thân bụi, cây thân gỗ và cây thân leo rất ít gặp.
- Nhóm cây thân thảo có 11 loài chiếm 40,73 % gồm các loài: Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Vòi voi (Heliotropinum indicum), Đơn buốt (Bidens pilosa), Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymyfolia), Cỏ chỉ (Eriachne chinensis), Chua me đất (Oxalis repens), Ngải cứu (Artemisia vulgaris), Nghể (Polygonum anatum), Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis), Cỏ sâu róm (Setaria viridis), Cỏ gà (Cynodon dactylon).
- Nhóm thân bụi có 10 loài chiếm 37,03 % gồm các loài: Cứt lợn (Ageratum conyzoides), Bùm bụp (Mallotus barlatus), Vú bò (Ficus hirta),
Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Nhàu (Morinda citrifolia), Mâm xôi (Rubus alceafolius), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Bã đậu (Croton tiglium), Đom đóm (Alchornea trewioides), Cối xay (Abutilon indicum).
- Nhóm thân gỗ có 5 loài chiếm 18,51 % gồm các loài: Me rừng (Phyllanthus emblica), Bạch đàn đỏ (Eucalyptus robusta), Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta), Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis).
- Nhóm cây leo có 1 loài chiếm 3,70 %, với loài Sắn dây rừng (Pueraria phaseoloides).
Nhìn chung, khi nghiên cứu về thành phần dạng sống tại 3 quần xã rừng trồng ở huyện Quế Võ chúng tôi có nhận xét như sau: ở cả 3 quần xã đều có cả 4 dạng sống trong đó phần lớn các loài thuộc dạng thân thảo và thân bụi, số lượng cây thân gỗ rất ít đặc biệt là các cây gỗ lớn hầu như không có. Số lượng cây thân leo ở cả 3 quần xã đều nghèo, nhất là ở rừng trồng hỗn giao Keo + Bạch đàn.