Đảm bảo sự hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường lao động Việt Nam

Một phần của tài liệu pháp luật lao động việt nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động (Trang 67 - 68)

thực tế của thị trường lao động Việt Nam

Nhà nước Việt Nam đang tiếp tục chính sách mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển, tích cực chuẩn bị các điều kiện về kinh tế, thể chế, cán bộ... để thực hiện thành cơng q trình hội nhập trên cơ sở phát huy nội lực, đảm bảo tính độc lập, tự chủ, bình đẳng cùng có lợi. Nhà nước Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của sự hội nhập khu vực và thế giới. Đó là việc tham gia vào ASEAN, APEC, AFTA, WTO. Điều đó địi hỏi Nhà nước phải nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện được những yêu cầu của khu vực và thế giới đòi hỏi. Nguồn nội lực để phát triển của Việt Nam có rất nhiều thuận lợi trong q trình hội nhập như: Tài nguyên thiên nhiên phong phú, số lượng lao động trẻ, dồi dào. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những điểm bất lợi của thị trường lao động ở Việt Nam, đó là thị trường lao động nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng lao động chưa cao, ý thức NLĐ kém, cung cầu khơng cân bằng, thừa thợ khơng có năng lực nhưng quá thiếu những chuyên gia, kỹ sư lành nghề.

Những điểm mạnh sẽ giúp cho Việt Nam lôi kéo được đầu tư nước ngồi, nhưng trong q trình hội nhập muốn nhà đầu tư nhìn nhận và đánh giá đúng thì Nhà nước phải có những chính sách phù hợp. Căn cứ trên pháp luật và thông lệ quốc tế chung được đặt ra cho tất cả các nước thì Việt Nam cần lượng rõ sức mình, NSDLĐ Việt Nam cần phải nắm vững quy định của quốc gia và quốc tế để có cách ứng xử phù hợp, nhất là khi có người nước ngồi đầu tư vào Việt Nam hoặc sang làm việc tại Việt Nam như những chun gia. Một ví dụ điển hình là trong những năm vừa qua, một số doanh nghiệp đã không nhận thức

đúng được tầm quan trọng của việc đăng ký bản quyền nên đã bị thiệt hại rất nhiều trong những vụ tranh chấp bản quyền. Các doanh nghiệp của Việt Nam cứ nghĩ là tên sản phẩm được lưu hành trên thị trường từ lâu, nên nó là của mình, khơng cần đăng ký. Điều đó hồn tồn là sai lầm vì thương hiệu chỉ là của mình khi mình đã đăng ký bản quyền về thương hiệu (đây là do lỗi thiếu hiểu biết, chủ quan về pháp luật của các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay). Trước những thực trạng đó, khi hội nhập kinh tế quốc tế, NSDLĐ phải đánh giá đúng những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình để tham gia cho phù hợp với hồn cảnh, điều kiện trong nước và nghiên cứu thêm pháp luật các nước để tiếp thu những thành công, những tiến bộ, sự đổi mới của họ để áp dụng cho pháp luật của quốc gia.

Đứng trước những thực trạng đó, khi hội nhập kinh tế quốc tế, cần lưu ý mấy điểm sau:

- NSDLĐ phải đánh giá đúng những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam để tham gia cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện trong nước.

- NSDLĐ phải nắm vững pháp luật các nước, thông lệ quốc tế, có những thơng tin chính xác, đầy đủ, kịp thời để thực hiện khi nhận thấy phù hợp.

- Phải nâng cao chun mơn, trình độ quản lý cho NSDLĐ, trình độ tay nghề cho NLĐ để có thể đáp ứng được yêu cầu của quốc tế.

- Nghiên cứu thêm pháp luật các nước để tiếp thu những thành công, những tiến bộ, sự đổi mới của họ để áp dụng cho pháp luật của quốc gia.

Một phần của tài liệu pháp luật lao động việt nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w