Thực trạng PLLĐ Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong giải quyết tranh chấp lao động

Một phần của tài liệu pháp luật lao động việt nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động (Trang 45 - 62)

Đây là một quyền năng rất cơ bản của NSDLĐ bên cạnh các quyền năng khác trong quá trình duy trì quan hệ như: quyền bảo vệ tài sản, quyền tham gia tổ chức đại diện cho NSDLĐ. NSDLĐ là người có tài sản, có quyền tổ chức và quản lý doanh nghiệp nhưng không phải lúc nào họ cũng ở vào thế chủ động. Khi có tranh chấp xảy ra, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải tuân theo tục nghiêm ngặt của pháp luật bởi nó liên quan đến sự tồn tại của doanh nghiệp, tất nhiên sẽ có những hệ lụy không nhỏ tới NLĐ. Theo quy định của PLLĐ hiện hành, NSDLĐ được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước, trong và sau khi xảy ra tranh chấp lao động, cụ thể như sau:

(i) NSDLĐ tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng việc tham gia các tổ chức của NSDLĐ

Trong nền kinh tế thị trường, NLĐ thường liên kết lại để đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước NSDLĐ. Tuy nhiên, NLĐ không chỉ chống lại NSDLĐ trong phạm vi doanh nghiệp mà họ cịn có thể liên kết đấu tranh trong phạm vi tồn ngành hoặc tồn khu vực. Chính vì thế NSDLĐ khó có thể đơn phương, tự mình bảo vệ quyền lợi cho mình mà cũng cần phải liên kết với những NSDLĐ khác để tránh khỏi việc tranh chấp xảy ra. Do đó họ cần tham gia vào tổ chức của mình. Khi trở thành thành viên của các tổ chức đó, NSDLĐ sẽ được tổ chức của mình bảo vệ, có thể liên kết với NSDLĐ khác khi đình cơng xảy ra.

Tổ chức đại diện của NSDLĐ do những NSDLĐ lập ra, để đại diện cho NSDLĐ tham gia vào các QHLĐ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho NSDLĐ. Ở Việt Nam hiện nay có nhiều tổ chức đại diện cho NSDLĐ, nhưng những tổ chức này thường được lập ra theo từng ngành, từng hiệp hội như Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiêp vừa và nhỏ Việt Nam...Tuy nhiên, đến nay chưa có một tổ chức nào thực sự là đại diện theo đúng nghĩa của cộng đồng NSDLĐ ở Việt Nam.

Phịng Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) là Hiệp hội doanh nghiệp ở cấp trung ương mang tính đại diện nhất cho các doanh nghiệp; tổ chức hoạt động theo nguyên tắc hội viên, có nguồn tài chính độc lập và đóịng góp từ hội viên. Tổ chức bộ máy của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam theo cơ cấu của hiệp hội doanh nghiệp ở cấp quốc gia. Đại hội toàn thể các doanh nghiệp bẩu ra Ban chấp hành với 50 đến 75 thành viên là các doanh nghiệp. Trong Ban chấp hành có Ban Thường trực gồm 5 đến 6 thành viên, đứng đầu là Chủ tịch Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam.

Năm 1997 Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam thành lập Văn phòng Giới sử dụng lao động là ban chuyên môn chuyên trách các vấn đề lao động xã hội cho doanh nghiệp. Văn phòng Giới sử dụng lao động là đầu mối để triển khai các hoạt động dành cho NSDLĐ, đại diện dể bảo vệ quyền lợi và thúc đẩy các hoạt động của Giới sử dụng lao động với mục tiêu xây dựng QHLĐ tiên tiến trong thị trường lao động ở Việt Nam. Với chức năng đại diện cho NSDLĐ ở Việt Nam, VCCI đã tham gia vào cơ chế ba bên cùng với đại diện NLĐ (Tổng liên đồn Lao động Việt Nam) và Chính phủ (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội); phản ánh ý kiến của Giới sử dụng lao động trong các chính sách của Chính phủ, bảo vệ lợi ích hợp pháp của NSDLĐ ở Việt Nam.[11,tr.5]

Với chức năng đại diện cho NSDLĐ ở Việt Nam, VCCI đã tham gia vào cơ chế ba bên cùng với đại diện NLĐ (Tổng liên đồn Lao động Việt Nam) và Chính phủ (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội); tạo mơi trường chính sách thuận lợi cho NSDLĐ và cộng đồng doanh nghiệp, phản ánh ý kiến của Giới sử dụng lao động trong các chính sách của Chính phủ, bảo vệ lợi ích hợp pháp của NSDLĐ ở Việt Nam; xúc tiến, thúc đẩy chức năng đại diện cho NSDLĐ ở Việt Nam.

Ở cấp trung ương vai trò của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam là tổ chức của Giới sử dụng lao động đã thể hiện khá rõ nét. Phòng Thương

mại và Công nghiệp Việt Nam tham gia vào các hoạt động ba bên, phối hợp hai bên chặt chẽ với Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Tổng liên đồn lao động Việt Nam thơng qua các Biên bản ghi nhớ và thoả thuận hợp tác. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam đã tích cực lấy ý kiến Giới sử dụng lao động để đóng góp vào các đề án xây dựng pháp luật trong đó có Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật dạy nghề. Hàng năm, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá xu hướng QHLĐ trong nước có cập nhật với xu hướng phát triển của thị trường lao động thế giới. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã và đang tập trung nghiên cứu đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của thị trường lao động Việt Nam nhằm đưa ra những giải pháp phát triển phù hợp. Ở cấp Tỉnh, Thành phố VCCI có nhiệm vụ: Thúc đẩy q trình hình thành và pháp triển tổ chức đại diện cho NSDLĐ ở cấp địa phương; nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đại diện cho NSDLĐ ở các hiệp hội chuyên ngành; xây dựng mạng lưới các tổ chức đại diện NSDLĐ ở địa phương. Ở cấp doanh nghiệp VCCI có nhiệm vụ: Phản ánh nguyện vọng của NSDLĐ ở các doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ sử dụng lao động trong các diễn đàn với Chính phủ và Tổng liên đồn lao động Việt Nam cũng như trên diễn đàn khu vực và quốc tế; cung ứng dịch vụ đào tạo và tư vấn cho các doanh nghiệp về Luật Lao động; các phương pháp phòng ngừa tranh chấp lao động và đình cơng trong doanh nghiệp; xây dựng thang bảng lương; Quyền và nghĩa vụ của Chủ sử dụng lao động trong cơng tác an tồn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; Quyền và nghĩa vụ của Chủ sử dụng lao động trong công tác bảo hiểm xã hội và phúc lợi xã hội; Quyền và nghĩa vụ của Chủ sử dụng lao động trong các vấn đề về lao động nữ và lao động trẻ em; Phát triển doanh nghiệp cực nhỏ để tạo việc làm cho xã hội; Tiêu chuẩn lao động của các nước trong khu vực và thế giới; Các công ước Quốc tế về lao động; Con người và năng suất lao động, trách nhiệm xã

hội của doanh nghiệp. Ở cấp ngành VCCI có nhiệm vụ: Hỗ trợ đào tạo chủ sử dụng lao động trong các ngành nghề.

Liên minh hợp tác xã Việt nam là tổ chức cấp quốc gia đại diện cho NSDLĐ trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, là tổ chức rộng lớn, bao gồm cơ quan Liên minh ở cấp Trung ương và Liên minh cấp tỉnh tỉnh, thành phố của cả nước. Hệ thống tổ chức của Liên minh hợp tác xã Việt Nam bao gồm Liên minh hợp tác xã ở cấp Trung ương và Liên minh hợp tác xã ở 63 tỉnh, thành phố.

Với vai trò là đồng đại diện cho NSDLĐ ở cấp quốc gia (Nghị định 145/2004/NĐ-CP ngày 14/7/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ Luật lao động đã xác định: Phịng thương mại và Cơng nghiệp Việt nam, Liên minh Hợp tác xã Việt nam là các tổ chức đại diện cho NSDLĐ Việt Nam), Liên minh Hợp tác xã Việt Nam luôn hợp tác chặt chẽ với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong cơ chế ba bên. Tích cực tham gia góp ý với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về các chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến QHLĐ và tham gia vào hội đồng Trọng tài giải quyết tranh chấp lao động, đình cơng tại địa phương với vai trò là đại diện ngưòi sử dụng lao động.

Liên minh hợp tác xã Việt Nam ở cấp Trung ương đã thành lập bộ phận chuyên trách theo dõi về QHLĐ có nhiệm vụ tổng hợp, tư vấn, tuyên truyền… và hỗ trợ các thành viên về QHLĐ và tranh chấp lao động. Tại 63 tỉnh, thành phố, Liên minh hợp tác xã đều có bộ phận chuyên trách về các hoạt động đại diện và hỗ trợ về QHLĐ. Bộ phận này hoạt động rất tích cực, nắm bắt kịp thời diễn biến khi có tranh chấp xảy ra trong các tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa để hướng dẫn NSDLĐ, NLĐ thực hiện đúng các quy định của pháp luật và ngăn ngừa đình cơng trái luật, giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, đối thoại. Thường xuyên chủ động tổ chức các buổi gặp gỡ,

đối thoại giữa đại diện cộng đồng các hợp tác xã, các doanh nghiệp thành viên với chính quyền địa phương và tổ chức cơng đồn cơ sở để trao đổi, bàn bạc nhằm thực hiện tốt các văn bản, chính sách pháp luật của nhà nước đồng thời tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện các chính sách pháp luật đó, bảo vệ quyền lợi, lợi ích của các bên trong QHLĐ. Tổ chức hướng dẫn cho các chủ sử dụng lao động chủ động thương lượng, ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể tại các cơ sở kinh tế hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, định mức tiền công, nội quy lao động, thúc đẩy việc thành lập hội đồng hoà giải lao động ở cơ sở; hướng dẫn cho chủ sử dụng lao động chủ động trong việc tham khảo ý kiến của chính quyền địa phương về giải quyết tranh chấp lao động và đình cơng, duy trì kinh doanh ổn định, tạo mơi truờng làm việc lành mạnh, hài hoà tại các cơ sở hợp tác xã, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các cơ quan trên đây được Nhà nước thừa nhận là cơ quan đại diện cho bên sử dụng lao động tham gia vào cơ chế ba bên, đặc biệt là liên minh hợp tác xã, đây là thành phần kinh tế tập thể mà chức năng của nó được quy định bằng các quy định của luật một cách cụ thể (Luật Hợp tác xã). Còn các thành phần còn lại hoạt động tuân theo luật pháp chung và điều lệ của Hội.

(ii) NSDLĐ yêu cầu Nhà nước bảo vệ thông qua việc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động.

Bên cạnh hai chủ thể chính trong QHLĐ là NLĐ và NSDLĐ cịn có nhóm chủ thể thứ ba bao gồm Chính phủ và những thiết chế của Chính phủ (thường gọi chung là nhà nước). Bên thứ ba này đóng vai trị là người hỗ trợ, tạo điều kiện, giúp đỡ hai chủ thể chính trong QHLĐ trong những trường hợp cần thiết nhằm dung hòa lợi ích của các bên, phù hợp với lợi ích chung của xã hội thông qua việc định ra pháp luật và giải quyết các xung đột về lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ.

Sự tham gia của Nhà nước đã hình thành nên mối liên hệ ba bên của QHLĐ, các chủ thể trong mối liên hệ này không ngừng tương tác với nhau. Mối liên hệ ba bên này sẽ đảm bảo tăng cường khả năng đối thoại trong lao động, hỗ trợ và tăng cường hiệu quả của công tác quản lý lao động, giúp ổn định QHLĐ, kiểm chế xung đột và nhanh chóng giải quyết các tranh chấp. Thơng thường, nhà nước đóng vai trị là người ban hành chính sách, pháp luật, theo dõi và hướng dẫn các bên thực hiện pháp luật về kinh doanh và lao động; cùng với các cơ quan trung gian khác (như Trọng tài, Hòa giải) thực hiện các biện pháp can thiệp cần thiết để giải quyết các xung đột, duy trì sự hài hịa, ổn định của QHLĐ. Nhà nước là bên thứ ba tham gia vào QHLĐ với vai trò là một chủ thể đặc biệt, với mục đích thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, xử lý các vi phạm PLLĐ và bảo đảm trật tự xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường, QHLĐ chủ yếu được xác lập thông qua việc thương lượng, thoả thuận giữa NLĐ và NSDLĐ nhằm tìm được điểm cân bằng giữa yếu tố hợp tác và yếu tố xung đột. Điểm cân bằng chính là điểm mà người ta dùng yếu tố hợp tác để kiểm chế và hóa giải yếu tố xung đột ; khi yếu tố hợp tác không kiềm chế được yếu tố xung đột thì tranh chấp lao động sẽ xảy ra. QHLĐ được coi là hài hòa khi hai bên thống nhất được điểm cân bằng này. Khi quyền và lợi ích của NSDLĐ bị xâm phạm, NSDLĐ có quyền yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mình. Khi yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp NSDLĐ có quyền lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau.

Thương lượng là cơ chế mà NSDLĐ hướng tới khi có tranh chấp lao động xảy ra. Khi có tranh chấp, NSDLĐ sẽ lựa chọn phương thức này bởi tính đơn giản, gọn nhẹ, sự giản lược những thủ tục hành chính phức tạp. Do vậy, khơng chỉ ở Việt Nam, PLLĐ các nước khác cũng rất quan tâm đến quyền năng

này. Theo Điều 300 của Bộ luật lao động Campuchia về thương lượng:

“NSDLĐ và NLĐ có thể tự sắp xếp thỏa thuận với nhau mọi vấn đề. Nó giúp cho hai bên tránh được những va chạm khơng cần thiết, những sự xung đột về lợi ích trong QHLĐ mà không cần sự can thiệp của các cơ quan công quyền”

[5,tr. 16]. Theo PLLĐ Việt Nam, thương lượng tập thể là việc tập thể lao động thảo luận, đàm phán với NSDLĐ nhằm mục đích xây dựng QHLĐ hài hồ, ổn định và tiến bộ; xác lập các điều kiện lao động mới làm căn cứ để tiến hành ký kết thoả ước lao động tập thể và giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong QHLĐ (Điều 66, BLLĐ 2012).

Vấn đề cốt lõi của tranh chấp là khi một bên cho rằng quyền và lợi ích của họ đã bị bên kia xâm phạm, vì thế họ muốn bảo vệ lý lẽ của mình. Lúc đó, việc thương lượng giữa đơi bên khơng có kết quả cũng là điều đương nhiên. Vì vậy, cơ chế hịa giải sẽ được sử dụng khi thương lượng khơng thành. Hoạt động hịa giải giờ đây thực sự là cần thiết bởi họ đã không thể tự đối thoại trực tiếp với nhau được nữa thì cần phải có tiếng nói của bên trung gian. Hịa giải là một biện pháp hịa bình hữu nghị bởi NSDLĐ lựa chọn hình thức này chứng tỏ rằng, họ rất tơn trọng người hịa giải, họ cần sự khách quan cơng bằng khi nhìn nhận vấn đề. Khác với trọng tài, người hịa giải khơng có quyền đưa ra những phán quyết nhưng có khi lời thương thuyết của họ lại rất có giá trị. PLLĐ Việt Nam quy định hòa giải là thủ tục bắt buộc trong trình tự giải quyết tranh chấp lao động, trừ một số trường hợp tranh chấp lao động sau đây: (i) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; (ii) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; (iii) Giữa người giúp việc gia đình với NSDLĐ; (iv) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. (v) Về bồi thường thiệt hại giữa

NLĐ với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Trong thực tế hiện nay, vai trò của hòa giải viên lao động là rất lớn.Hòa giải viên lao động bao gồm những người đủ điều kiện luật định được Phịng Lao động thương binh xã hội, Liên đồn Lao động cấp huyện, Cơng đồn Khu cơng nghiệp giới thiệu hoặc cá nhân đủ điều kiện tự đăng kí theo thủ tục luật định và được Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định cơng nhận. Đội ngũ hịa giải viên

Một phần của tài liệu pháp luật lao động việt nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động (Trang 45 - 62)