Thực trạng PLLĐ Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong bồi thường thiệt hại về tài sản

Một phần của tài liệu pháp luật lao động việt nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động (Trang 41 - 45)

hợp pháp của NSDLĐ trong bồi thường thiệt hại về tài sản

NSDLĐ sở hữu rất nhiều loại tài sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ những tài sản vật chất ban đầu mà họ đầu tư như thiết bị, máy móc,

nhà xưởng đến những tài sản phát sinh trong q trình sản xuất kinh doanh, và thậm chí là cả những loại tài sản phi vật chất khác. Đối với những tài sản mà NSDLĐ đã đầu tư, đương nhiên thuộc sở hữu của họ và được Hiến pháp cũng như pháp luật dân sự Việt Nam ghi nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, do đặc thù của QHLĐ, trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ phát sinh thêm một loại tài sản thuộc sở hữu của NSDLD, đó chính là những lợi nhuận thu được từ chính hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Đây là một loại tài sản có thể nói là quan trọng nhất của NSDLĐ cần được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Pháp luật bảo vệ quyền sở hữu tài sản của NSDLĐ bằng cách đưa ra các quy định về quyền sở hữu và NSDLĐ được đảm bảo bồi thường thiệt hại nếu bị NLĐ hoặc các chủ thể khác xâm hại lợi ích hợp pháp. Theo Điều 130 BLLĐ 2012: NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của NSDLĐ thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp NLĐ gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ cơng bố được áp dụng tại nơi NLĐ làm việc, thì NLĐ phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định của pháp luật. Nếu NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của NSDLĐ hoặc tài sản khác do NSDLĐ giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì khơng phải bồi thường.

Xem xét về trách nhiệm vật chất trong QHLĐ, ta thấy quy định “NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về thiệt hại đã gây

ra” thì thực chất là trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, điểm khác biệt của trách nhiệm vật chất trong QHLĐ với trách nhiệm dân sự là “nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất thì phải bồi thường nhiều nhất ba tháng lương”. Quy định này phù hợp với đặc tính của PLLĐ, thực chất là một dạng của trách nhiệm vật chất hạn chế. Ở nhiều nước khác, với lập luận NLĐ do khơng có tài sản nên trong trường hợp này thì khơng phải bồi thường, nhưng lại có thể bị sa thải.

Việc bồi thường không quá ba tháng lương vừa tăng cường tinh thần trách nhiệm của NLĐ, vừa bảo vệ được chỗ làm việc của NLĐ. NSDLĐ cũng bù đắp được một phần thiệt hại và giữ được quan hệ sử dụng lao động ổn định. Trường hợp không phải do sơ suất, thiệt hại nghiêm trọng thì việc bồi thường đã theo trách nhiệm dân sự.

Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hồn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của NLĐ. Hành vi gây thiệt hại cho NSDLĐ của NLĐ được xác định là có lỗi khi có đủ 3 căn cứ sau:

+ Có thiệt hại về tài sản cho NSDLĐ

Thiệt hại là sự giảm bớt số lượng hoặc giá trị của tài sản của NSDLĐ. Xác định căn cứ này là việc tìm ra tài sản bị thiệt hại là tài sản gì, tài sản đó bị hư hỏng hay bị mất, số lượng và giá trị của sự thiệt hại là bao nhiêu.

+ Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại tài sản

Xác định quan hệ nhân quả này là quá trình chứng minh rằng sự thiệt hại tài sản của NSDLĐ là do hành vi vi phạm kỷ luật lao động của NLĐ gây ra và sự thiệt hại là kết quả tất yếu của sự vi phạm đó. Nếu giữa hành vi vi phạm kỷ luật lao động và thiệt hại tài sản xảy ra khơng có mối quan hệ nhân quả này thì người vi phạm khơng phải bồi thường.

+ Có lỗi

Xác định lỗi của người vi phạm là một bước quan trọng để xác định trách nhiệm vật chất. Trong trách nhiệm vật chất, lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại đến tài sản của NSDLĐ. Nếu có lỗi, người gây thiệt hại mới phải bồi thường; khơng có lỗi mặc dù có đầy đủ 3

căn cứ trên thì cũng vẫn khơng đủ điều kiện để áp dụng chế độ trách nhiệm vật chất. Ví dụ như trường hợp NLĐ có làm thiệt hại đến tài sản của NSDLĐ nhưng do tác động của các điều kiện khách quan không thể lường trước được hoặc vượt q mức khắc phục của họ thì họ khơng có lỗi và khơng chịu trách nhiệm vật chất.Trong trường hợp có nhiều người có lỗi cùng gây ra một thiệt hại thì phải căn cứ vào nghĩa vụ lao động cụ thể của từng người và các điều kiện cụ thể của họ để xác định mức độ lỗi của cá nhân mỗi người một cách chính xác.

Về nguyên tắc, mức bồi thường trong trách nhiệm vật chất của NLĐ không vượt quá mức thiệt hại trực tiếp mà họ đã gây ra. Đối với trường hợp làm mất tài sản thì tùy từng trường hợp cụ thể mà họ phải bồi thường toàn bộ hay một phần thiệt hại theo giá trị thị trường. Ví dụ, ơng A là thủ kho của xí nghiệp Z. Sau khi xuất hết hàng trong kho, ông A quên khơng khóa cửa kho trước khi về nên đã để mất một số tài sản trong kho như quạt điện, bàn ghế. Xí nghiệp Z buộc ơng A phải đền bù một khoản tiền tương đương với số tiền xí nghiệp đã bỏ ra để mua những tài sản đó là 03 tháng lương.

Việc xác định đúng mức độ lỗi và mức độ thiệt hại là rất quan trọng. Đối với tài sản mà NSDLĐ khi giao quản lý có hợp đồng trách nhiệm với NLĐ thì căn cứ vào hợp đồng trách nhiệm để bồi thường. Đối với trường hợp làm hư hỏng tài sản thì được chia thành hai trường hợp: bồi thường theo trách nhiệm dân sự (bồi thường theo quy định của pháp luật thiệt hại đã gây ra) và bồi thường có khống chế mức tối đa (nếu NLĐ sơ suất làm hư hỏng tài sản, dụng cụ, thiết bị... của NSDLĐ).

Về xử lý việc bồi thường thiệt hại cũng tương tự như quy định về xử lý kỷ luật: Khi xem xét, xử lý việc bồi thường thiệt hại, phải có sự tham gia của đại diện ban chấp hành cơng đồn cơ sở trong doanh nghiệp và có mặt đương sự để họ có thể trình bày hay tiếp thu ý kiến. NLĐ có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc bào chữa viên nhân dân bào chữa cho mình họp xét việc bồi thường thiệt hại phải được ghi thành biên bản.

Khi NLĐ phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy khơng thỏa đáng cũng có quyền khiếu nại với NSDLĐ, với cơ quan có thẩm quyền hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động. Khi cơ quan có thẩm quyền kết luận về quyết định việc xử lý bồi thường của NSDLĐ là sai, thì NSDLĐ phải hủy bỏ quyết định đó, xin lỗi cơng khai, khơi phục danh dự và bồi hồn khoản tiền của NLĐ đã bồi thường oan.

Ngoài ra, NSDLĐ cũng được bồi thường thiệt hại do các cuộc đình cơng bất hợp pháp gây ra. Bồi thưởng thiệt hại do cuộc đình cơng bất hợp pháp gây ra bao gồm tài sản của doanh nghiệp bị thiệt hại trực tiếp do việc ngừng sản xuất, kinh doanh vì lý do đình cơng . Theo Điều 233 BLLĐ 2012, trong trường hợp cuộc đình cơng là bất hợp pháp, gây thiệt hại cho NSDLĐ thì tổ chức, cá nhân tham gia đình cơng có lỗi phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Người lợi dụng đình cơng để gây mất trật tự cơng cộng, làm tổn hại máy móc, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật vì dùng bạo lực, hủy hoại máy móc, thiết bị, tài sản của NSDLĐ là những hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình cơng.

Tóm lại, trong vấn đề xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, PLLĐ nước Việt Nam đã tạo điều kiện cho NSDLĐ được quyền tự chủ động việc quyết định hình thức kỷ luật áp dụng với NLĐ bởi những lý do chính đáng. Tuy nhiên, để tránh việc lạm quyền, xử lý kỷ luật, trách nhiệm vật chất thiếu căn cứ, pháp luật đã quy định rất chặt chẽ về hình thức ủy quyền, thời gian xử lý kỷ luật, mức bồi thường, mọi ràng buộc giữa hai bên khi NLĐ hết thời gian kỷ luật. Việc khống chế đó khơng làm giảm tính tự chủ của doanh nghiệp mà trái lại nó giúp cho việc xử lý kỷ luật đạt được mục đích cao, đó là răn đe, phịng ngừa và là bài học cho những NLĐ xung quanh đang làm việc trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu pháp luật lao động việt nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w