Thực trạng PLLĐ Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong tuyển dụng lao động

Một phần của tài liệu pháp luật lao động việt nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động (Trang 28 - 33)

2.1.1. Thực trạng PLLĐ Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của NSDLĐ trong tuyển dụng lao động hợp pháp của NSDLĐ trong tuyển dụng lao động

Hiện nay, khi nền kinh tế của Việt Nam mở cửa, tham gia chung vào q trình tồn cầu hóa, hội nhập thì NSDLĐ đang phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, NSDLĐ cần phải cải tổ cách thức quản lý, áp dụng các công nghệ kỹ thuật cao vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, phong phú về mẫu mã, chủng loại để hạ giá thành nhằm tăng lợi nhuận. Trong đó khơng thể khơng kể đến việc sử dụng bàn tay, trí óc của NLĐ đóng góp vào. Mặt khác, NLĐ cũng có nhu cầu lao động để có thể kiếm được thu nhập, nhằm từng bước cải thiện cuộc sống và nâng cao giá trị tinh thần… Chính những điều này đã làm cho NSDLĐ và NLĐ tìm đến nhau và thiết lập lên QHLĐ. Tuy nhiên, NSDLĐ là người phải chịu trách nhiệm toàn bộ về hiệu quả của sản xuất kinh doanh, do đó họ phải có quyền được tuyển chọn, sử dụng, tăng giảm lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Theo Điều 6 BLLĐ 2012, NSDLĐ có quyền “ Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động”. Như vậy, việc được tuyển dụng lao động một cách hợp pháp là hoạt động đang được diễn ra rất phổ biến trong cơ chế thị trường hiện nay và được PLLĐ Việt Nam chú trọng và quan tâm. Vì vậy, có thể thấy việc tuyển dụng lao động trên cơ sở các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phê duyệt, nhằm tạo điều kiện cho NSDLĐ được tiến hành tuyển dụng và sử dụng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho quá trình thực hiện sản xuất, kinh doanh.

Việc tuyển dụng cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật bởi nó tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của NLĐ. Sự can thiệp của Nhà nước vào tuyển dụng khơng làm bó hẹp về quyền hạn của NSDLĐ mà làm tăng thêm sự chặt chẽ trong quy định, đảm bảo lợi ích hài hịa giữa hai bên. NSDLĐ rất tự chú

trọng việc tuyển chọn lao động cho mình, nhưng phải tuân theo sự quy định của pháp luật, được phép tuyển dụng mà pháp luật không cấm.

Khi khởi sự doanh nghiệp hoặc trong quá trình sản xuất, kinh doanh, NSDLĐ cần phải chọn được những NLĐ có khả năng hiểu biết và làm tốt cơng việc mà NSDLĐ giao cho. Để khắc phục việc tuyển nhận lao động khơng có năng lực, NSDLĐ phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cần xác định đúng tiêu chí NLĐ để tuyển chọn cho phù hợp, có đủ số lượng và chất lượng NLĐ đúng tiêu chuẩn. Trong mọi hoạt động nói chung, con người là nhân tố quan trọng nhất, quyết định đến sự thành, bại của doanh nghiệp. Thực trạng hiện nay cho thấy PLLĐ Việt Nam đã cho phép NSDLĐ có tồn quyền trong việc tuyển dụng lao động, tuyển chọn nhân sự cho bộ máy của mình, và NSDLĐ đang vận dụng một cách rất khoa học và đúng pháp luật để tuyển chọn được những lao động giỏi cho đơn vị của họ.

(i) Quyền tuyển chọn lao động, theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh:

QHLĐ là quan hệ mua bán sức lao động, NSDLĐ (người mua) có quyền quyết định mua vào thời điểm nào, mua loại hình sức lao động nào phù hợp với bộ máy của mình. Khi mở rộng nhu cầu phát triển doanh nghiệp, NSDLĐ được phép tuyển dụng thêm lao động lao động vào để đủ cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, khi doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, gặp những thời điểm khó khăn, pháp luật cũng cho phép NSDLĐ được giảm lao động sao cho phù hợp với hiện tại của doanh nghiệp để vượt qua khó khăn. Đặc biệt trong thời kỳ mở của, hội nhập quốc tế việc di chuyển lao động không chỉ dừng lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà cịn vượt ra ngồi biên giới. Chính vì vậy, mà pháp luật cịn cho phép NSDLĐ được quyền tuyển dụng lao động là người nước ngoài. Ngày 17/9/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2003/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngồi làm việc tại Việt Nam. Ngày 25/3/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2008/NĐ-CP về

tuyển dụng và quản lý người nước ngoài lao động tại Việt Nam. Nghị định này thay thế cho Nghị định số 105/2003/NĐ - CP ngày 17/ 9/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam và Nghị định số 93/2005/NĐ-CP ngày 13/7/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 105/2003/NĐ - CP.

Theo Nghị định số 34/2008/NĐ-CP, NLĐ nước ngoài làm việc cho NSDLĐ là người khơng có quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch Việt Nam. NSDLĐ là các doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng người nước ngồi, bao gồm: Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; Các nhà thầu (thầu chính, thầu phụ) nước ngồi nhận thầu tại Việt Nam; Văn phịng đại diện, chi nhánh của các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế; Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức phi chính phủ; Các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Các cơ sở y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập; Văn phịng dự án nước ngồi hoặc quốc tế tại Việt Nam; Văn phòng điều hành của bên hợp danh nước ngoài theo hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam; Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã…

Như vậy, có thể thấy Bộ luật lao động Việt Nam đã cho phép NSDLĐ không chỉ được phép tuyển dụng lao động trong nước mà cịn tuyển dụng cả lao động nước ngồi. NSDLĐ được tuyển lao động nước ngồi khi NLĐ nước ngồi có đủ các điều kiện sau: Đủ 18 tuổi trở lên; có sức khỏe phù hợp với yêu cầu cơng việc; nếu là chun gia nước ngồi thì phải có trình độ chun mơn, kỹ thuật cao về dịch vụ, thiết bị nghiên cứu, kỹ thuật hay quản lý (bao gồm kỹ sư hoặc người có trình độ tương đương kỹ sư trở lên; nghệ nhân những ngành nghề truyền thống) và người có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều

hành sản xuất, kinh doanh và những cơng việc quản lý....; điều kiện quan trọng người đó khơng có tiền án, tiền sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội hình sự khác; khơng thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt, chưa được xóa án theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngồi; Có giấy phép lao động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp pháp luật quy định.

Các trường hợp không phải cấp giấy phép lao động là những NLĐ nước ngoài vào Việt Nam làm việc dưới 03 tháng, người nước ngoài vào Việt Nam để xử lý trong trường hợp khẩn cấp (trường hợp khẩn cấp được quy định là những sự cố, tình huống kỹ thuật, cơng nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngồi hiện đang ở Việt Nam khơng xử lý được. Người nước ngồi là thành viên của cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hay thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần đều không phải làm thủ tục cấp phép lao động. Ngoài ra, người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ và luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật cũng khơng cần phải có giấy phép lao động.

Như vậy, đối với trường hợp NSDLĐ tuyển dụng lao động là người nước ngồi có những hạn chế hơn so với việc tuyển dụng lao động trong nước nhưng cũng đã được pháp luật trao cho những quyền năng nhất định trong việc tự chủ tuyển chọn, tất nhiên có kèm theo những điều kiện nhất định. Những điều kiện đó góp phần làm bình ổn QHLĐ trong nước đồng thời có thể giúp Nhà nước quản lý được ở tầm vĩ mô lĩnh vực lao động mà cụ thể hơn là quản lý nguồn nhân lực.

Trước đây, trong cơ chế bao cấp, số lượng NLĐ trong các đơn vị do nhà nước quyết định, điều đó làm cho NLĐ có tâm lý an phận và chây ỳ. Cịn ngày

nay, NSDLĐ có quyền quyết định số lượng NLĐ tại doanh nghiệp, NSDLĐ chỉ giữ lại những lao động có ý thức làm việc tốt, có sự cầu tiến, chăm chỉ và ln nghĩ đến lợi ích của cơng ty gắn liền với lợi ích của chính họ. Chính vì vậy, địi hỏi NLĐ ln phải tìm cách nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ để có thể đáp ứng nhu cầu của NSDLĐ, đây là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Việc tuyển dụng phải được theo một quy trình sao cho đúng với quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải lựa chọn đúng người cần tuyển thì mới đáp ứng được nhu cẩu hoạt động của doanh nghiệp. Nếu NSDLĐ tuyển dụng khơng có chọn lọc, tràn lan thì hậu quả sẽ có một bộ máy cồng kềnh…, vì vậy NSDLĐ có quyền tuyển dụng lao động sao cho phù hợp với thực tế của doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào sự cản trở của bất kỳ thế lực nào khi mà quá trình tuyển dụng nằm trong khung pháp lý của pháp luật hiện hành. Hiện nay, việc tuyển dụng lao động của NSDLĐ ở Việt Nam được tiến hành một cách thuận lợi và rất thuận tiện cho NSDLĐ khi cần thiết lập QHLĐ.

(ii) Quyền lựa chọn phương thức tuyển dụng lao động:

Hiện nay, NSDLĐ đã áp dụng nhiều phương thức tuyển dụng khác nhau, điều đó làm cho phương thức tuyển dụng trở nên phong phú. Trước đây việc tuyển dụng chỉ theo phương thức chỉ tiêu biên chế, nhưng giờ đây NSDLĐ đã được pháp luật có phép có quyền trực tiếp tuyển dụng, bằng nhiều hình thức khác nhau như: tuyển dụng trực tiếp, tuyển dụng qua trung tâm mơi giới. Nhưng dù có được tuyển dụng bằng hình thức nào thì nó cũng thể hiện quyền tuyển dụng của NSDLĐ. Điều 11 BLLĐ 2012 có quy định: “NSDLĐ có quyền trực tiếp hoặc thơng qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động, có quyền tăng, giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh”.

Qua thực tế cho thấy, nhờ quy định của pháp luật mà NSDLĐ đã loại bỏ được nhiều NLĐ khơng có năng lực sau khi NSDLĐ đã cho NLĐ thời gian thử

việc tối đa, điều đó đã tạo ra động lực cho NLĐ cố gắng trong quá trình làm việc, đem lại năng suất lao động cao cho NLĐ.

(iii) Quyền quy định cụ thể về điều kiện tuyển dụng NLĐ

Mỗi một doanh nghiệp khác nhau sẽ có những đặc trưng riêng trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Do vậy, NSDLĐ cần phải cân nhắc và đưa ra những điều kiện cụ thể để tuyển dụng lao động sao cho lao động vào làm việc có thể nắm bắt được các cơng việc. Do vậy, NSDLĐ được quyền quyết định xác định tiêu chuẩn để chọn lựa lao động sao cho phù hợp, thông thường người ta sẽ có các tiêu chuẩn như: Học vấn và thời hạn sử dụng lao động so cho phù hợp với cơng việc, giới tính, sức khỏe… PLLĐ Việt Nam cho phép họ toàn quyền trong vấn đề này miễn sao nó phù hợp với quy định chung của pháp luật. Thông qua các tiêu chuẩn này, NSDLĐ sẽ loại bỏ được bớt NLĐ không phù hợp với công việc mà NSDLĐ yêu cầu. Điều đó sẽ giúp cho NSDLĐ tiết kiệm được chi phí trong q trình tuyển dụng, hơn thế nữa NSDLĐ có thể lựa chọn được đúng đối tượng lao động mà ngân hàng đang mong muốn. Trong thực tế hiện nay, hầu hết NSDLĐ sẽ cân nhắc tiêu chuẩn cho từng vị trí cần tuyển để có thể đưa ra được những tiêu chuẩn nhất định khi tuyển dụng, điều đó đã giúp cho NSDLĐ giảm bớt được thời gian và chi phí để có được lao động tốt.

Ngồi ra, khi tuyển dụng, tùy theo điều kiện hoàn cảnh của doanh nghiệp cũng như sự phù hợp với vị trí cần tuyển mà NSDLĐ có thể áp dụng các hình thức tuyển dụng khác nhau. Đó có thể là hình thức tuyển dụng thơng qua thi viết, phỏng vấn, thi trắc nghiệm, thực hành. Mỗi loại đó đều thể hiện được những ưu điểm của mình và giúp cho NSDLĐ biết thêm về trình độ, chun mơn nghiệp vụ và cả tính cách, thói quen của người được tuyển dụng. Thơng qua các hình thức trên, NSDLĐ có thể biết nhiều thơng tin cần thiết về NLĐ giúp cho NSDLĐ có một quyết định đúng đắn.

Một phần của tài liệu pháp luật lao động việt nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w