Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật quan trọng. Sự phát triển của khoa học Vật lí gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật. Vì vậy, những hiểu biết và nhận thức Vật lí có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Môn Vật lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trƣờng THCS. Chƣơng trình Vật lí THCS có nhiệm vụ cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức Vật lí cơ bản, ở trình độ cơ sở, bƣớc đầu hình thành ở HS những kĩ năng cơ bản, phổ thông và thói quen làm việc khoa học, góp phần hình thành ở họ các năng lực nhận thức và các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục THCS đã đề ra.
Các mục tiêu và nhiệm vụ của trƣờng trung học cơ sở đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua việc dạy học các môn học. Môn Vật lí 7 cũng nhƣ các môn khoa học khác ở nhà trƣờng THCS không chỉ trang bị hệ thống kiến thức cơ bản, hiện đại mà còn góp phần giáo dục và phát triển toàn diện ngƣời học sinh.
Dạy học đƣợc hiểu là quá trình hoạt động có mục đích của giáo viên và học sinh trong sự tƣơng tác thống nhất, biện chứng của giáo viên, học sinh và tƣ liệu hoạt động dạy học. Dạy học Vật lí là quá trình giáo viên tổ chức, kiểm tra, định hƣớng hành động của học sinh sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức Vật lí và kĩ năng của mình, đồng thời năng lực trí tuệ và nhân cách toàn diện của họ từng bƣớc phát triển.
Vật lí là một ngành khoa học nghiên cứu các quy luật, các tính chất chung nhất của cấu trúc, sự tƣơng tác và chuyển động của vật chất. Vật lí
sát mặt định lƣợng và tìm ra các quy luật chung của chúng. Sự phát triển của Vật lí có liên quan mật thiết với các tƣ tƣởng triết học, là cơ sở của nhiều ngành khoa học, kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Các kiến thức Vật lí đƣợc xem nhƣ những mô hình đƣợc con ngƣời xây dựng nên để biểu đạt hiện thực. Do vậy, quá trình dạy học Vật lí đƣợc thực hiện chủ yếu theo tiến trình mô hình hoá trong những tình huống có vấn đề với các hình thức làm việc chủ động, tích cực của học sinh.
Dƣới đây là một số đặc điểm của chƣơng “Điện học” Vật lí 7 ở cấp THCS: - Là Chƣơng thứ 3 trong chƣơng trình Vật lí 7 THCS
- Gồm 17 tiết, với 11 tiết lý thuyết và 2 tiết thực hành,2 tiết ôn tập, 2 tiết kiểm tra.
- Theo đánh giá Chƣơng “điện học” là chƣơng quan trọng trong chƣơng trình Vật lí 7 THCS vì nó là cơ sở để học nhiều chƣơng khác ở các lớp cao hơn.
+ Các nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học Vật lí 7 chƣơng “ Điện học”Trung học cơ sở:
Căn cứ vào mục tiêu chung của hệ thống giáo dục quốc dân, của nhà trƣờng, căn cứ vào vị trí và đặc điểm của bộ môn Vật lí, việc dạy học Vật lí ở trƣờng Trung học cơ sở có các nhiệm vụ cơ bản nhƣ sau:
1. Trang bị cho Học sinh các kiến thức Vật lí chương “điện học” trung học sơ sở cơ bản, hiện đại, có hệthống.
a) Các hiện tƣợng Vật lí
b) Các khái niệm Vật lí
c) Các thí nghiệm Vật lí cơ bản
d) Một số kiến thức về lịch sử Vật lí, các tƣ tƣởng và phƣơng pháp nghiên cứuVật lí, các ứng dụng quan trọng của Vật lí trong kĩ thuật và công nghệ...
Hệ thống kiến thức trung học về sự nhiễm điện do cọ xát, hai loại điện tích, dòng điện – nguồn điện, chất dẫn điện – chất cách điện- dòng điện trong kim loại, sơ đồ mạch điên – nguồn điện, tác dụng nhiệt – tác dụng phát sáng của dòng điện, cƣờng độ dòng điện. đƣợc trình bày theo quan điểm hiện đại,
gắn liền với cuộc sống và góp phần chuẩn bị tiềm lực cho học sinh tham gia lao động sản xuất, đồng thời tiếp tục học tập nâng cao trình độ.
2. Phát triển tư duy khoa học và năng lực sáng tạo của học sinh
Bồi dƣỡng phƣơng pháp học tập, lòng ham thích nghiên cứu khoa học và ý thức tích cực chủ động trong quá trình chiếm lĩnh, xây dựng, vận dụng tri thức Vật lí cho học sinh. Rèn luyện cho họ có khả năng thực hành tự lập, năng động và sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất, thích ứng với sự phát triển của thời đại.
3. Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng
Làm cho học sinh hiểu rõ thế giới tự nhiên là vật chất, vật chất luôn luôn ở trạng thái vận động và vận động theo quy luật. Củng cố lòng tin ở khoa học, ở khả năng nhận biết ngày càng chính xác và đầy đủ các quy luật tự nhiên của con ngƣời. Góp phần giáo dục lòng yêu nƣớc, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần hợp tác quốc tế và thái độ với lao động, với môi trƣờng cho học sinh. Bồi dƣỡng cho họ phẩm chất, nhân cách ngƣời lao động có từ thức, có đạo đức cách mạng, có bản lĩnh vƣơn lên chiếm lĩnh đỉnh cao từ trí tuệ nhân loại.
4. Góp phần giáo dục kỹ thuật tổng hợp và giáo dục thẩm mĩ
Làm cho học sinh nắm đƣợc những nguyên lý cơ bản về các quá trình sản xuất của những ngành chủ yếu, nắm đƣợc cấu tạo và hoạt động cũng nhƣ kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo lƣờng, các máy móc đơn giản. Rèn luyện cho học sinh phƣơng pháp thực nghiệm khoa học, biết tổ chức công tác thực hành, biết xử lý các số liệu thực nghiệm, có kĩ năng sử dụng các bảng hằng số, các đồ thị, các phép tính toán đơn giản... Chuẩn bị cơ sở tâm lý và năng lực hoạt động thực tiễn cho học sinh, Giúp họ trong định hƣớng các môn học sau này, hiểu biết về cái đẹp và chủ động tham gia các quá trình sản xuất, hoạt động xã hội. Đảm bảo cho việc dạy học Vật lí gắn với đời sống, với khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại.
đồng thời trong quá trình dạy học Vật lí. Trên cơ sở hệ thống kiến thức Vật lí, đặc điểm đối tƣợng học sinh và nhiệm vụ của mỗi nhà trƣờng, giáo viên cần thực hiện đúng con đƣờng nhận thức khoa học và tổ chức tốt hoạt động học tập của học sinh.