Các phƣơng tiện CNTT dùng trong dạy học Vật lí

Một phần của tài liệu Sử dụng phối hợp thí nghiệm và công nghệ thông tin trong dạy học chương điện học vật lý 7 nhằm phát triển tư duy Vật lí cho chọc sinh Trung học cơ sở miền núi (Trang 52 - 57)

* Các loại phim học tập đƣợc sử dụng trong dạy học Vật lí:

- Phim đèn chiếu: Chiếu các phim dƣơng bản về đối tƣợng của Vật lí học, các phép đo trong Vật lí, các ứng dụng của Vật lí…

- Phim chiếu bóng quay các cảnh thật hoặc phim hoạt hình. - Phim truyền hình

- Phim trên băng video, đĩa VCD, DVD, …

* Các trƣờng hợp sử dụng phim học tập trong dạy học Vật lí:

- Giới thiệu các thí nghiệm cơ bản mà không thể tiến hành trong điều kiện lớp học.

- Khi đối tƣợng quan sát có kích thƣớc rất nhỏ, khó quan sát, hoặc quá lớn, hoặc hiện tƣợng diễn ra ở những nơi, vào thời điểm không quan sát trực tiếp đƣợc nhƣ nhà máy điện, các thiên thể, …

- Các quá trình Vật lí diễn ra quá nhanh hoặc rất chậm, ví dụ nhƣ sự rơi tự do, hiện tƣợng khuếch tán, sự trao đổi electron giữa điện tích…

- Khi nghiên cứu các ứng dụng của Vật lí.

- Khi trình bày lịch sử phát triển của một vấn đề Vật lí, một phát minh khoa học, kỹ thuật, …

* Lợi ích của việc sử dụng phim học tập trong dạy học Vật lí:

- Phim học tập giúp thu nhận thế giới tự nhiên vào lớp học, xoá bỏ những hạn hẹp không gian của lớp học và thời gian hạn chế của tiết học.

- Cho phép quan sát với tốc độ mong muốn hoặc có thể dừng hình ảnh, nhờ vậy có thể quan sát đƣợc rõ ràng các quá trình, hiện tƣợng Vật lí, làm cho HS có biểu tƣợng đúng đắn về chúng.

- Làm tăng tính trực quan và hiệu quả cảm xúc khi tri giác các đối tƣợng và hiện tƣợng Vật lí do các phim học tập có sự kết hợp hài hoà kỹ thuật âm thanh và hình ảnh…

- Phim học tập có thể đƣợc sử dụng ở tất cả các giai đoạn của quá trình dạy học, ở trong lớp học, ngoài lớp học, trong và ngoài giờ học chính khoá.

* Phƣơng pháp sử dụng đoạn phim học tập trong dạy học Vật lí: Các giai đoạn chủ yếu làm việc của GV với phim học tập

- Đặt kế hoạch sử dụng phim trong kế hoạch tổng thể của một chƣơng, một phần cụ thể kế hoạch dạy học.

- Xác định công việc chuẩn bị với HS trƣớc khi sử dụng phim.

- Trong khi xem phim, GV cần quan sát, đƣa ra các gợi ý nhằm hƣớng sự chú ý của HS vào cái cơ bản, cái đặc biệt.

- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phim học tập.

b. Máy vi tính

MVT là một phƣơng tiện kỹ thuật có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ cho hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, cho mọi lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, văn hoá, nghệ thuật, khoa học. Đặc biệt trong giáo dục một số ƣu điểm nổi bật đã và đang đƣợc khai thác nhƣ:

- MVT là thiết bị tạo nên, lƣu trữ và hiển thị một khối lƣợng thông tin vô cùng lớn dƣới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh nên MVT đƣợc sử dụng để hỗ trợ GV trong quá trình minh hoạ các hiện tƣợng, quá trình tự nhiên cần nghiên cứu. Tất cả những văn bản, hình ảnh hay âm thanh có thể đƣợc chọn lọc, sắp xếp trong MVT và đƣợc trình bày nhanh chóng với chất lƣợng cao theo một trình tự bất kì trong giờ học. MVT thể hiện tính ƣu việt của nó hơn hẳn các PTDH khác còn ở chỗ: ngay tức khắc, theo ý muốn của GV, nó có thể phóng to, thu nhỏ, làm chậm, làm nhanh, dừng lại quá trình đang xảy ra hay chuyển sang nghiên cứu quá trình khác.

- MVT còn sử dụng trong việc mô phỏng, mô hình hoá các hiện tƣợng, quá trình cần nghiên cứu. Nhờ MVT và các phần mềm, ta có thể xây dựng và quan sát mô hình tĩnh hay mô hình động ở các góc độ khác nhau, trong không gian 1, 2 hay 3 chiều, với đủ loại màu sắc khác nhau có trong tự nhiên.

- MVT đƣợc kết nối với mạng Internet và đƣợc sử dụng nhƣ một PTDH trên mạng Internet.

- MVT với năng lực đồ hoạ phong phú, sống động, phản ánh trung thành các màu sắc tự nhiên từ đó tạo điều kiện mô phỏng nhiều quá trình, hiện tƣợng trong tự nhiên, xã hội và trong con ngƣời đặc biệt là những quá trình không thể hoặc khó có thể xảy ra thật vì sự hạn chế của không gian, thời gian và sự nguy hiểm.

- MVT có khả năng tính toán, xử lí cực kỳ nhanh một khối lƣợng thông tin vô cùng lớn với độ chính xác cực kì cao.

- MVT có thể biến đổi cực kỳ nhanh chóng, chính xác các dữ liệu đã thu nhập đƣợc, cho ra các kết quả đƣợc hiển thị dƣới dạng chuẩn nhƣ bảng biểu, biểu đồ, đồ thị tạo điều kiện cho việc nghiên cứu mà các phƣơng tiện khác không thực hiện đƣợc.

- MVT còn có thể ghép nối các thiết bị nghiên cứu khác để tạo thành một hệ thiết bị mới có chất lƣợng cao hơn hẳn thiết bị cũ.

- Nhờ phần mềm thông qua MVT có thể điều khiển hoàn toàn tự động các quá trình theo chƣơng trình cài đặt sẵn. [22]

c. Phần mềm dạy học:

Các phần mềm ứng dụng chuyên dùng cho việc dạy và học bằng MVT gọi là PMDH.

Vậy “PMDH” là phƣơng tiện chứa chƣơng trình ra lệnh cho MVT thực hiện các yêu cầu về nội dung và PP dạy học theo các mục tiêu đã định.

- PMDH là một dạng PTDH chỉ mới xuất hiện từ khi MVT ra đời. Khác với các PTDH khác, PMDH là một dạng vật chất đặc biệt – là các câu lệnh chứa thông tin dữ liệu để hƣớng dẫn MVT thực hiện các thao tác xử lý theo một thuật toán xác định trƣớc.

- Các PMDH đƣợc lƣu trữ trong các thiết bị nhƣ trong các đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD. PMDH rất gọn nhẹ, dễ bảo quản, dễ vận chuyển, dễ sử dụng, sinh động và hấp dẫn. Tuỳ thuộc vào từng môn học cụ thể mà xây dựng các PMDH tƣơng ứng để phục vụ cho dạy và học bộ môn đó, do vậy có các

PMDH bộ môn.

- Các PMDH có thể đƣợc sử dụng ở mọi chức năng lý luận dạy học của quá trình dạy học. Có thể sử dụng PMDH để:

+ Nêu vấn đề nghiên cứu, gợi động cơ học tập tích cực cho HS củng cố trình độ kiến thức và kỹ năng xuất phát.

+ Trình bày nội dung mới. + Ôn tập các nội dung đã học.

+ Luyện tập, củng cố kĩ năng, rèn luyện kĩ xảo cho HS. * Vai trò của PMDH trong dạy học Vật lí.

- PMDH làm tăng tính trực quan trong dạy học, tăng hứng thú học tập và tạo sự chú ý học tập của HS ở mức độ cao.

- PMDH là thiết bị hỗ trợ dạy học đạt hiệu quả cao trong hầu hết các môn học.

- Mô phỏng các đối tƣợng, các thí nghiệm Vật lí và trình bày chúng dƣới dạng động.

- Khi dạy học bằng các PMDH thì HS đƣợc quan sát, so sánh các đối tƣợng trên màn hình, giúp HS chuyển hoá cái cụ thể sang cái trừu tƣợng, từ trừu tƣợng lại đến cái cụ thể ở mức độ cao hơn.

Mặt khác các công trình nghiên cứu của Treichler (1967) về tác động của các giác quan đối với khả năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức của HS đã rút ra kết luận:

Vị giác quyết định: 1% Xúc giác quyết định : 1,5% Khứu giác quyết định : 3,5% Thính giác quyết định: 11% Thị giác quyết định: 83%

Ông cũng chỉ ra ảnh hƣởng của các hoạt động cá nhân đối với việc ghi nhớ của HS nhƣ sau:

-10% Thông qua đọc. -20% Thông qua nghe. -30% Thông qua nhìn.

-50% Thông qua nghe và nhìn. -70% Thông qua nói và nhìn. -90% Thông qua nhìn và làm.

Học tập với PMDH sẽ góp phần phát triển khả năng lĩnh hội, ghi nhớ kiến thức của HS một cách chắc chắn. Việc sử dụng các PMDH đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của khoa học Vật lí, theo đúng logic của tiến trình nhận thức khoa học khi xây dựng một kiến thức Vật lí cụ thể. Phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập, nâng cao hiệu quả dạy học.

Một phần của tài liệu Sử dụng phối hợp thí nghiệm và công nghệ thông tin trong dạy học chương điện học vật lý 7 nhằm phát triển tư duy Vật lí cho chọc sinh Trung học cơ sở miền núi (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)