a. Ƣu điểm:
- Truyền thụ cho HS khối lƣợng kiến thức lớn, chính xác và diễn cảm trong thời gian tƣơng đối ngắn.
- Giảng dạy cho một số lớn HS mà không đòi hỏi nhiều GV. - Tăng cƣờng tính trực quan của quá trình dạy học.
- Các máy dạy học cho phép giải phóng ngƣời thầy khỏi những công việc, sự vụ đơn thuần để họ có thể tham gia các hoạt động sáng tạo.
- PTDH hỗ trợ tích cực cho việc kiểm tra, đánh giá của GV đối với HS và tự kiểm tra, đánh giá của HS.
b. Nhƣợc điểm:
- Đối với ngƣời GV khi sử dụng phƣơng tiện CNTT, việc soạn bài, chuẩn bị bài giảng trƣớc khi lên lớp mất rất nhiều thời gian, công sức.
- HS dễ bị phân tán tƣ tƣởng nếu không có sự định hƣớng hợp lí vào đối tƣợng chính cần quan sát.
- Sử dụng CNTT đòi hỏi HS phải tham gia tích cực, tốc độ nhanh, nên những HS ở mức trung bình, yếu có thể không theo kịp.
1.3.3 Biện pháp sử dụng phối hợp thí nghiệm và phƣơng tiện CNTT trong dạy học phần điện học (Vật lí 7).
1.3.3.1 Các căn cứ lý luận và thực tiễn lựa chọn sử dụng phối hợp thí nghiệm và phƣơng tiện CNTT trong dạy học [8]
Trong thực tế lập kế hoạch và tiến hành dạy học, ngƣời thầy giáo luôn phải đối diện với câu hỏi: Làm thế nào để lựa chọn PPDH cho phù hợp và có hiệu quả? Các nhà lý luận dạy học đều đƣa ra lời khuyên: Mỗi PPDH đều có giá trị riêng, không có PPDH vạn năng, cần phối hợp sử dụng các PP. Để lựa chọn và phối hợp các PPDH phù hợp với mỗi bài dạy, mỗi hoạt động dạy học, chúng ta cần quan tâm mối quan hệ của nó với các yếu tố liên quan, đó là mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, điều kiện giảng dạy và học tập, nhu cầu, hứng thú, thói quen học tập của HS, năng lực, sở trƣờng, kinh nghiệm sƣ phạm của GV.
Dƣới đây là mấy cơ sở căn bản cần quan tâm khi lựa chọn PPDH:
+ Chọn những PPDH có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện mục tiêu dạy học Mỗi một PPDH có những điểm mạnh hay yếu nhất định. Tuy nhiên khi xem xét thực hiện một mục tiêu dạy học thì có một số PPDH có khả năng cao hơn các PPDH khác. Bảng dƣới đây là kết quả nghiên cứu về khả năng của các PPDH trong việc thực hiện các mục tiêu dạy học. [8]
Bảng 1.1: Khả năng của các PPDH trong thực hiện các mục tiêu dạy học Các phạm trù mục tiêu Các phƣơng pháp dạy học Thuyết trình Thảo luận Học cá nhân Học tƣơng tác, học trong hành động I.Lĩnh vực nhận thức 1. Biết B C A B 2. Hiểu B B A B 3. Vận dụng C A A B 4. Phân tích C A A B 5. Tổng hợp C A A B 6. Đánh giá D A C B II.Lĩnh vực tình cảm 1. Tiếp nhận B A A A 2. Phản ứng D A B A 3. Đánh giá B A D A 4. Sắp xếp, tổ chức giá trị B B D A 5. Trở thành tính cách D B D A III.Lĩnh vực tâm vận 1. Tự thực hiện phối hợp các động tác D D A C 2. Phối hợp thành thục các động tác D D A C 3. Giao tiếp D B C A 4. Hành vi ngôn ngữ D A C B Thang
Từ bảng phân loại trên, ta nhận thấy vai trò tích cực của PPDH hợp tác theo nhóm, thảo luận, học trong hành động sẽ phát triển khả năng tƣ duy cho HS tốt hơn trong học tập nhằm thực hiện mục tiêu dạy học hiện nay.
Một kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy sự hạn chế của các PP dùng lời nói và đồng thời khuyến khích tổ chức các hoạt động tự lập của HS, phối hợp các PP nhằm huy động đồng thời nhiều giác quan của HS tham gia vào quá trình tri giác các đối tƣợng lĩnh hội. [8]
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tỷ lệ lƣu giữ thông tin trong trí nhớ học sinh
+ Lựa chọn các PPDH tương thích với nội dung
Giữa nội dung và PPDH có mối quan hệ tác động lẫn nhau, trong nhiều trƣờng hợp quy định lẫn nhau. Ở bình diện kĩ thuật dạy học, PPDH cần tƣơng thích với nội dung dạy học. Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ mật thiết với những hoạt động nhất định.
+ Lựa chọn PPDH cần chú ý tới hứng thú, thói quen của HS, kinh nghiệm của GV
- Cần chuẩn đoán nhu cầu, hứng thú của HS khi lựa chọn các PPDH. Đối với việc trình bày thông tin, cần ƣu tiên lựa chọn các PP sử dụng các phƣơng tiện nghe nhìn, sử dụng truyền thông đa phƣơng tiện càng tốt. Đối với hoạt động phân tích và xử lí thông tin cần tổ chức các hoạt động tự phát hiện, phối hợp với làm việc theo nhóm, phát huy càng tối đa tính tích cực, sáng tạo của
- Chú ý thay đổi PPDH và hình thức tổ chức dạy học tránh nhàm chán, gây hứng thú cho HS.
- Ƣu tiên lựa chọn các PPDH mà HS, GV đã thành thạo + Lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện dạy học
- Ở đây đề cập đến PPDH diễn ra trong mối quan hệ với các điều kiện vật chất, đặc biệt là thiết bị dạy học. Đƣơng nhiên là cần phải lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện của nhà trƣờng, của phòng thí nghiệm, của tình trạng đang có.
- Trong khuôn khổ điều kiện cho phép, cần chọn thứ tự ƣu tiên tốt nhất. - Các thiết bị dạy học hiện đại không luôn đồng nghĩa với các thiết bị dạy học đắt tiền. Tính hiện đại của thiết bị đại học thể hiện ở việc sử dụng các thiết bị sao cho đạt yêu cầu cao nhất trong việc thực hiện các mục tiêu dạy học, thể hiện rõ tƣ tƣởng sƣ phạm hiện đại.
* Vậy, qua các cơ sở căn bản trên về cách lựa chọn PPDH, tôi đã lựa chọn PPDH thích hợp cho từng phần kiến thức, từng bài cụ thể và có kết hợp sử dụng thí nghiệm với phƣơng tiện CNTT. Cụ thể biện pháp áp dụng khi dạy học các định luật phần cơ học nhƣ sau:
a, Sử dụng thí nghiệm khi:
+ Thiết bị thí nghiệm có trong bộ dụng cụ thí nghiệm biểu diễn hoặc thực hành đƣợc trang bị cho chƣơng trình cơ bản.
+ Thiết bị thí nghiệm đủ về số lƣợng và chất lƣợng để dạy học và áp dụng PPDH thích hợp của GV.
+ Dùng thí nghiệm khi cách sử dụng dễ dàng, các số liệu thu đƣợc đảm bảo tính chính xác cao và chứng minh hiệu quả kiến thức cần giảng dạy.
+ Dùng thí nghiệm khi thời gian tiến hành thí nghiệm đảm bảo cho thời lƣợng để dạy học phần kiến thức đó trong giờ học.
b, Sử dụng phối hợp phương tiện CNTT với thí nghiệm khi:
+ Khi thí nghiệm không quan sát rõ về mặt hình ảnh nhƣ khảo sát về sự trao đổi electron của điện tích khi chúng tiếp xúc với nhau thì ta dùng kết hợp với mô hình động của thí nghiệm hoặc dùng với PMDH để khảo sát.
+ Khi thí nghiệm diễn ra quá nhanh không thể quan sát rõ thì ta cũng dùng đồng thời với mô hình động để quan sát rõ cơ chế của hiện tƣợng.
+ Khi giới thiệu các hiện tƣợng và ứng dụng của định luật trong thực tế, kỹ thuật.
+ Khi sử lý các kết quả thí nghiệm mất quá nhiều thời gian thì ta dùng MVT để sử tính toán.
+ Khi muốn mô phỏng một quá trình thí nghiệm cho diễn ra chậm và phóng to, thu nhỏ thí nghiệm.
+ Khi muốn chứng minh hiện tƣợng mà không quan sát đƣợc bằng mắt thƣờng.
c, Chỉ dùng phương tiện CNTT khi:
+ Không thể tiến hành thí nghiệm vì không có đủ dụng cụ.
+ Thời gian tiến hành thí nghiệm quá dài không đủ thời lƣợng cho phép. + Kết quả đo không chính xác, không đảm bảo tính chứng minh cao. + Không đủ dụng cụ thí nghiệm để tổ chức theo PPDH của GV.
+ Thí nghiệm không thể thực hiện trong điều kiện lớp học, phòng chuyên dùng đƣợc trang bị.
+ Thí nghiệm chỉ đo đƣợc 1 số liệu trong một lần thí nghiệm nhƣng yêu cầu cần đo đƣợc đồng thời nhiều số liệu trong một lần tiến hành khi đó ta cần dùng các PMDH để hỗ trợ.
d, Vai trò của thí nghiệm và các phương tiện CNTT trong việc thực hiện PPDH đã nêu:
Thí nghiệm và các phƣơng tiện CNTT sẽ phát huy đƣợc các PPDH tích cực. Vì qua bảng 1.1 thì PPDH thuyết trình rất hạn chế, còn PP thảo luận
nhóm, học cá nhân, học tƣơng tác trong hành động sẽ phát huy cao hơn để đạt các mục tiêu dạy học. Khi sử dụng thí nghiệm và phƣơng tiện CNTT có vai trò rất lớn để chúng ta thực hiện các PP dạy học tích cực nhƣ:
+ Học sinh đƣợc quan sát trực tiếp, trực diện các hiện tƣợng để biết quy luật. + HS đƣợc học tập theo nhóm do đó thảo luận với nhau nhiều hơn.
+ HS đƣợc trực tiếp làm thí nghiệm nên cá nhân có điều kiện để phát triển tƣ duy, độc lập suy nghĩ, hoạt động sôi nổi, tích cực hơn và luôn có sự trao đổi, tƣơng tác lẫn nhau.
+ Phát huy đƣợc hết các năng lực tƣ duy của HS (óc phán đoán, phân tích, đo đạc, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá), để tiến hành thí nghiệm, sử dụng các phƣơng tiện CNTT trong nghiên cứu nội dung kiến thức bài học.
1.3.3.2 Các biện pháp sử dụng phối hợp thí nghiệm và các phƣơng tiện CNTT trong dạy học Vật lí.
Để có thể phối hợp sử dụng thí nghiệm và phƣơng tiện CNTT trong dạy học Vật lí, GV nên thực hiện đồng bộ những biện pháp sau đây:
* Biện pháp 1: Nghiên cứu kỹ các nội dung kiến thức cần truyền tải trong giờ học, phân tích các hiện tƣợng Vật lí xảy ra để thấy rõ cơ chế của hiện tƣợng. Qua đó GV phải định hƣớng đƣợc cần các phƣơng tiện dạy học nào trong bài, cách sử dụng các phƣơng tiện đó nhƣ thế nào trong từng phần xây dựng kiến thức của bài.
* Biện pháp 2: Nắm ƣu, nhƣợc điểm của từng bộ dụng cụ thí nghiệm trƣớc khi dạy bài học đó và xem nó mang lại hiệu quả thế nào. Nếu thí nghiệm thực mà mang lại hiệu quả cao ta sẽ tiến hành làm thí nghiệm thực trong bài giảng. Lựa chọn các thí nghiệm dễ có, dễ sử dụng, làm thí nghiệm thành công và có tính trực quan, đủ thời lƣợng giảng dạy cho phần kiến thức đó đạt hiệu quả giáo dục cao.
* Biện pháp 3:. Nếu khi có một số phần kiến thức trong bài mà không thể chứng minh đƣợc bằng thí nghiệm thực, hay các thí nghiệm không thể diễn ra
chậm cho HS dễ quan sát, các thí nghiệm không thể tiến hành tại lớp học, do thí nghiệm có độ chính xác không cao.. hay khi ta cần giới thiệu các ứng dụng của kiến thức trong đời sống và kỹ thuật. Thì GV phải sử dụng với sự hỗ trợ của các phƣơng tiện CNTT nhƣ dùng PMDH, các thí nghiệm ảo, các băng học tập, thiết kế các hình ảnh động minh hoạ để khắc phục các hạn chế không làm đƣợc của thí nghiệm thực. Nhƣ sử dụng các chức năng của phƣơng tiện CNTT để trực quan hoá các thí nghiệm khó quan sát, khó thành công, không có dụng cụ thí nghiệm sẵn có và thời gian tiến hành thí nghiệm mất nhiều.
* Biện pháp 4: Lập sơ đồ xây dựng tiến trình dạy học của bài để có PPDH thích hợp cho bài. Khi sử dụng kết hợp thí nghiệm và các phƣơng tiện CNTT thì GV phải tổ chức PP học tập thật sự linh hoạt để có đủ thời gian cho một tiết dạy khi ta vận dụng thực hiện cả thí nghiệm và phƣơng tiện CNTT trong một bài giảng. Mỗi đối tƣợng HS cần có sự điều chỉnh PPDH khác nhau và mức độ đòi hỏi tƣ duy khác nhau. Do vậy khi thiết kế phƣơng án dạy học, cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi, hình ảnh mô phỏng, minh hoạ theo cấp độ yêu cầu đối với tƣ duy. Các thí nghiệm GV nên chuẩn bị chu đáo trƣớc giờ học, tiến hành đo thử để nắm đƣợc tính chính xác của dụng cụ đo. Các phƣơng tiện CNTT cần chuẩn bị trƣớc, chạy thử và hƣớng dẫn HS cách sử dụng nếu có các PMDH.
Trên đây là những biện pháp cơ bản mà chúng tôi vận dụng để phối hợp sử dụng thí nghiệm và phƣơng tiện CNTT trong giảng dạy Vật lí nhằm phát triển tƣ duy Vật lí cho học sinh THCS miền núi.
1.4. Nghiên cứu thực trạng dạy học phần điện học (Vật lí 7)
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng giảng dạy và học tập đối với GV Vật lí và HS ở lớp 7 THCS thuộc 3 trƣờng trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên đó là:
Trƣờng THCS Thịnh Đức, Trƣờng THCS Trung Hội, Trƣờng THCS Yên Lãng.
1.4.1 Mục đích điều tra.
Để chuẩn bị cho việc soạn thảo tiến trình dạy học nhằm mục đích phát triển tƣ duy Vật lí cho HS miền núi khi dạy học một số kiến thức phần Điện học vật lí lớp 7, chúng tôi tiến hành điều tra, tìm hiểu ở các trƣờng để biết các thông tin sau:
- Về thực trạng cơ sở vật chất của nhà trƣờng, các trang thiết bị thí nghiệm, các phƣơng tiện CNTT phục vụ cho việc giảng dạy môn Vật lí.
- Về việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí.
- Về việc sử dụng các phƣơng tiện CNTT trong dạy học Vật lí.
- Tình hình dạy và học các kiến thức Vật lí nói chung và các khái niệm phần “ điện học” nói riêng.
- PP học tập của HS và mức độ hứng thú của HS khi sử dụng thí nghiệm thực hay ứng dụng CNTT trong giờ học Vật lí.
1.4.2 Phƣơng pháp điều tra, tìm hiểu.
- Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với lãnh đạo nhà trƣờng, với tổ trƣởng chuyên môn bộ môn Vật lí, với các GV giảng dạy Vật lí. Sử dụng phiếu phỏng vấn GV, xem giáo án dự giờ...
- Trao đổi trực tiếp với HS và dùng phiếu phỏng vấn HS, tham khảo kết quả năm học trƣớc của HS và kết quả các bài kiểm tra trong học kì I.
- Tham quan phòng thí nghiệm Vật lí, phòng MVT, phòng chuyên dùng.
1.4.3 Kết quả điều tra.
Kết quả điều tra GV theo phiếu nhƣ sau: - Số trƣờng điều tra : 3
- Số phiếu điều tra : 25 - Số GV đƣợc hỏi ý kiến : 25 - Số GV cho biết ý kiến : 25
Kết quả điều tra HS theo phiếu nhƣ sau: - Số lớp điều tra : 6
- Số phiếu điều tra : 120 - Số HS đƣợc hỏi ý kiến : 120 - Số HS cho biết ý kiến : 120
+ Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
- Qua tìm hiểu ở ba trƣờng chúng tôi thấy: Các trƣờng đều có phòng thí nghiệm Vật lí. Các dụng cụ thí nghiệm đã đƣợc trang bị với cơ số đủ theo lớp. Tuy nhiên do số lớp học nhiều, nhiều GV cùng giảng dạy một khối lớp, do đó để bố trí lệch giờ dạy của GV cùng một môn rất khó, nên nhiều giờ giảng GV không có phòng thí nghiệm để giảng dạy, mà một số bài khi dịch chuyển các dụng cụ thí nghiệm rất phức tạp và ổ điện tại lớp học lại không đủ cho yêu cầu của một giờ giảng thực nghiệm nhóm. Các dụng cụ thí nghiệm tuy đƣợc trang bị nhƣng không đƣợc bổ sung thƣờng xuyên khi các dụng cụ bị hỏng, dẫn đến cũng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu chống dạy chay của GV.
- Các thí nghiệm phần Điện học, do rắc cắm và các cổng quang điện không nhạy nên hay trục trặc khi làm thí nghiệm dẫn đến mất thời gian khi dạy học. Một số bài đo có độ chính xác không cao và thí nghiệm mất quá nhiều thời gian.
- Các trƣờng đã có các phòng MVT. Tuy nhiên số lƣợng máy chƣa nhiều, một số bị hỏng và cũ nên tốc độ chạy rất chậm. Hệ thống máy tính đã