Thiết kế các hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh

Một phần của tài liệu Sử dụng phối hợp thí nghiệm và công nghệ thông tin trong dạy học chương điện học vật lý 7 nhằm phát triển tư duy Vật lí cho chọc sinh Trung học cơ sở miền núi (Trang 89 - 94)

I. Mục đích, yêu cầu:

Kiến thức: HS mô tả đƣợc những hiện tƣợng hoặc 1 thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát .Giải thích đƣợc một số hiện tƣợng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện )

Kỹ năng : Làm thí nghiệm nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát

Thái độ :Yêu thích môn học, ham hiểu biết , khám phá thế giới xung quanh Nghiêm túc , cẩn thận, trung thực trong hợp tác nghiên cứu .

II. Chuẩn bị :

Mỗi nhóm: 1 thƣớc nhựa, 1 thanh thuỷ tinh, 1 mảnh nilon (thƣờng dùng làm túi đựng hàng ) 1 quả cầu nhựa xốp (hoặc bấc) đƣờng kính 1 cm hoặc 2 cm có xuyên qua sợi chỉ khâu, 1 giá treo. 1 mảnh len hoặc 1 mảnh lông thú , 1 mảnh dạ , 1 mảnh lụa (cần phải thật khô), 1 số mảnh giấy vụn.

Hình ảnh thí nghiệm sự nhiễm điện do cọ xát xây dựng bằng phần mềm Crocodile Physics 605

Cả lớp: 1 mảnh tôn có kích thƣớc khoảng (80 mm x 80 mm) và 1 mảnh nhựa có kích thƣớc (130 mm x 180 mm) , 1 bút thử điện .

Bảng phụ ghi kết quả thí nghiệm .

III. Các bƣớc lên lớp :

1. Ổn định lớp .

2. Kiểm tra bài cũ : ( Không, vì bài đầu chƣơng) .

3. Bài mới: Yêu cầu HS nhìn 2 hình vẽ trong SGK đầu chƣơng 3 và mô tả hiện tƣợng gì xảy ra trong đó?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay , điện đã trở nên thân thiết và gần gũi. Vậy dòng điện là gì ? Tạo ra điện bằng cách nào ? Sử dụng điện nhƣ thế nào để đảm bảo an toàn ?.

Hôm nay , các em sẽ chuyển qua nghiên cứu một chƣơng mới, chƣơng : “ĐIỆN HỌC” để có thể trả lời đƣợc những câu hỏi trên .

HOẠT ĐỘNG

CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA GV

NỘI DUNG GHI BẢNG VÀ HÌNH ẢNH

Hoạt động 1 : Đặt vấn đề

- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi dẫn dắt để vào tình huống học tập … - Yêu cầu HS đọc phần vấn đề đầu bài - Hiện tƣợng chớp và sấm sét chính là hiện tƣợng nhiễm điện do cọ xát trong thiên nhiên . Vậy hiện tƣợng nhiễm điện do cọ xát là gì ?

Hoạt động 2: Làm thí nghiệm phát hiện vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác

- HS đọc thí nghiệm 1 - HS nêu các dụng cụ cần dùng trong thí nghiệm và các bƣớc tiến hành thí nghiệm. - Thƣớc nhựa chƣa cọ xát => không hút đƣợc vụn giấy , vụn xốp …… - Thƣớc nhựa cọ xát vào vải khô , thuỷ tinh cọ xát vào lụa , phim nhựa cọ xát vào len ……đều hút đƣợc vụn giấy,

- Gọi HS đọc thí nghiệm 1 . - Yêu cầu HS nêu các dụng cụ cần dùng trong thí nghiệm và các bƣớc tiến hành thí nghiệm . - Nhắc lại HS sẽ làm thí nghiệm 2 lần với thƣớc nhựa và thanh thuỷ tinh trong 2 trƣờng hợp chƣa cọ xát và đã đƣợc cọ xát. - Lƣu ý : Để thí nghiệm thành công tốt thì các dụng cụ thí nghiệm, đặc biệt là vải , lụa , len …. . Các mảnh giấy vụn phải thật nhỏ và nhẹ .

- GV nhắc nhở HS cách cọ xát 1 vật (cọ mạnh nhiều lần theo 1 chiều) rồi sau đó đƣa lại gần các vật cần kiểm tra thu nhận kết quả .

- Yêu cầu HS phân tích kết quả

I. Vật nhiễm điện 1. Thí nghiệm 1: Hình 1 7.1 / SGK. Vụn giấy Thƣớc nhựa * Kết luận 1 : Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật nhẹ khác . * Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát . * Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác .

vụn xốp. thí nghiệm để hoàn thành kết luận 1 .

- GV hƣớng dẫn HS thảo luận đƣa ra kết luận đúng .

Hoạt động 3 : Vật bị cọ xát bị nhiễm điện có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện - HS nhận các dụng thí nghiệm, tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm (HS có thể làm thí nghiệm với những cây thƣớc có sẵn) và điền kết quả thí nghiệm vào bảng trong SGK - HS dựa vào bảng kết quả để hoàn thành kết luận 1 - HS thảo luận đƣa ra kết luận đúng

- Vì sao nhiều vật sau khi cọ xát lại có thể hút các vật khác ? - Hãy nêu phƣơng án kiểm tra : các vật bị cọ xát có bị nhiễm điện không ?

- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 2 trong SGK

- Gọi 2 HS lên làm thí nghiệm trƣớc lớp (hoặc cho HS làm thí nghiệm theo nhóm nếu có điều kiện )

- Lƣu ý HS kiểm tra trong 2 trƣờng hợp chƣa cọ xát và đã đƣợc cọ xát

- Lƣu ý cách cọ xát tầm nhựa , khi thả mảnh tôn thì phải cách điện với tay (dùng tay cầm cách điện hoặc dán băng keo)

- Yêu cầu HS dựa vào kết quả thí nghiệm 2 hoàn thành kết luận 2

- GV chốt lại, HS ghi vào tập .

2. Thí nghiệm 2 : Hình 17.2 / SGK.

* Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng phóng điện làm sáng bóng đèn bút thử điện .

3. Kết luận chung : Vật sau khi bị cọ xát sẽ nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác hoặc phóng điện qua vật khác.

Hoạt động 4 : Cũng cố - Vận dụng

- Cá nhân nêu nội dung chính của bài. - Các nhóm nghiên cứu các câu C1 ; C2 ; C3 và trả lời vào phiếu học tập C2: Khi cánh quạt quay, mép cọ xát với không khí nên cánh quạt bị nhiễm điện mạnh và hút bụi trong không khí bám chặc vào nó. Mép ngoài cánh quạt cọ xát với không khí nhiều - > nhiễm điện mạnh nên hút bụi nhiều hơn.

- Gọi HS nêu nội dung chính vừa tìm hiểu.

- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm nghiên cứu các câu C1 ; C2 ; C3 và trả lời vào phiếu học tập .

- GV chú ý sửa chữa cho HS cách dùng các thuật ngữ chính xác (các vật nào cọ xát , các vật nào bị nhiễm điện, các vật nào hút nào hút nhau).

- GV thống nhất câu trả lời . - Gọi HS đọc phần có thể em chƣa biết, đây cũng là câu trả lời cho vấn đề ở đầu bài .

* Bài tập: Tại sao những chiếc xe bồn chở xăng dầu thƣờng có gắn 1 sợi dây xích sắt vào bồn và kéo lê trên đƣờng ?

- GV có thể kể chuyện tàu phá băng bị chìm thành tàu cọ xát với băng . III- Vận dụng: C1 : Khi chải tóc , cả tóc và lƣợc nhựa cọ xát vào nhau -> cả 2 vật đều bị nhiễm điện do đó tóc bị lƣợc nhựa hút kéo thẳng ra . C2: (nhƣ cột bên) *BT: Khi xe chạy, thành bồn xăng cọ xát với không khí nên nhiễm điện dƣơng. Bánh xe cọ xát với mặt đƣờng nên nhiễm điện âm nên dễ phóng điện gây cháy nổ . Do đó, để ngừa thảm hoạ này, ngƣời ta gắn 1 sợi dây xích sắt vào bồn và kéo lê sẽ truyền điện ở bồn xe xuống đất .

Hoạt động 5 : Dặn dò – BT về nhà

- Ghi vào vở. + Về nhà, em tìm hiểu xem: Hai vật cùng nhiễm điện thì chúng đẩy hay hút nhau?

- Học thuộc nội dung các kết luận, ghi nhớ; Làm các BT 17.1 đến 17.3 .

IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:

... ...

Một phần của tài liệu Sử dụng phối hợp thí nghiệm và công nghệ thông tin trong dạy học chương điện học vật lý 7 nhằm phát triển tư duy Vật lí cho chọc sinh Trung học cơ sở miền núi (Trang 89 - 94)