Tình hình chi phí

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Thiên Tân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 80 - 86)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Tình hình chi phí

Bảng 3.10: Phân tích tình hình chi phí ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Doanh thu thuần 38.588 100 35.588 100 37.786 100 (3.000) (7,77) 2.198 6,18 Giá vốn hàng bán 37.279 96,61 33.907 95,28 35.806 94,76 (3.372) (9,05) 1.899 5,60

Chi phí QLDN 562 1,46 862 2,42 978 2,59 300 53,38 116 13,46

Chi phí tài chính 663 1,72 713 2,00 786 2,08 50 7,54 73 10,24

(Nguồn: Trích từ bảng 3.8) 3.2.3.1. Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán tăng giảm theo tỷ lệ thuận với doanh thu, ở đây ta quan tâm đến tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu, tức là nếu ta cho doanh thu là 100% thì giá vốn hàng bán là bao nhiêu % so với doanh thu. Ta thấy tỷ lệ này giảm đều qua các năm, mà nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ giảm này là do công ty đã nâng giá hàng hoá bán ra, điều này làm cho lãi gộp tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tỉ lệ giá vốn hàng bán là 96,61% so với doanh thu thuần, nên lãi gộp mà công ty nhận được sau khi bán được hàng hoá là 3,39%. Sang năm 2012, tỷ lệ giá vốn hàng bán giảm còn 95,28% so với doanh thu, như vậy mặc dù doanh thu năm 2012 giảm so với năm 2011 nhưng do công ty đã nâng giá bán lên nên đã tạo ra lợi nhuận gộp cao hơn lợi nhuận gộp năm 2011 là 372 triệu đồng. Đến năm 2013, công ty lại tiếp tục nâng giá bán lên

cao hơn giá vốn 5,24%, nên chi phí giá vốn hàng bán chỉ chiếm 94,76% so với doanh thu thấp hơn so với hai năm qua, và lẽ dĩ nhiên điều này sẽ làm tăng lợi nhuận gộp mà công ty được hưởng.

Đánh giá: Như vậy theo phân tích trên ta thấy tỷ lệ chi phí giá vốn hàng bán giảm đều qua các năm nguyên nhân không phải do giá mua vào giảm mà là do công ty có chính sách nâng giá bán ra. Việc tăng giá bán này sẽ tạo cho công ty một lợi nhuận gộp cao hơn, nhưng mặt trái của việc tăng giá này là sẽ làm lượng hàng hoá bán ra giảm và doanh thu năm 2012 đã minh chứng điều đó. Tuy nhiên do chi phí kinh doanh ngày một tăng cao, việc nâng khoảng cách giá bán ra và giá mua vào là không tránh khỏi, vấn đề ở đây là công ty phải biết cách nâng giá sao cho phù hợp, tức là sao cho vẫn đảm bảo được lợi nhuận mong muốn ở một mức giá mà khách hàng chấp nhận được. Như ở năm 2013 chẳng hạn, mặc dù nâng giá bán nhưng doanh thu không giảm mà còn tăng là do tốc độ nâng giá của công ty không quá nhanh như năm 2012, đây là một biểu hiện tốt trong chính sách quản lý giá của công ty trong năm 2013.

3.3.2.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp

Ta thấy chi phí quản lý tăng về mặt giá trị tuyệt đối lẫn mặt tỷ trọng so với doanh thu qua các năm. Cụ thể, nếu trong năm 2011 chi phí quản lý chỉ ở mức 561 triệu chiếm tỷ trọng 1,46% so với doanh thu, thì sang năm 2012 mức chi phí này đã là 861 triệu tăng 300 triệu với tốc độ tăng là 53,38%, tỷ trọng so với doanh thu cũng tăng lên 2,42%, nguyên nhân chủ yếu là do giá xăng dầu tăng cao làm cho chi phí chuyên chở tăng theo, không những thế trong năm công ty còn tăng lượng hàng tồn kho và tăng lương cho công nhân điều này cũng góp phần làm tăng chi phí quản lý. Đến năm 2013, chi phí quản lý tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng có chậm lại 13,45% , với tổng chi phí quản lý là 977 triệu tăng 116 triệu do công ty bắt đầu đẩy mạnh chính sách chiết khấu thanh toán.

Đánh giá: Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đều qua các năm cả về giá trị lẫn tỷ trọng so với doanh thu cho thấy khả năng quản lý chi phí của công ty chưa được tốt. Nguyên nhân khách quan như giá xăng dầu tăng mạnh trong năm, bên cạnh đó công ty tăng lương nhằm nâng cao đời sống cho công nhân viên và tạo sự gắn bó lâu dài hơn giữa nhân viên với công ty. Nhưng bên cạnh đó cũng có yếu tố chủ quan là trong năm 2012 công ty đã tăng lượng hàng tồn kho chưa hợp lý làm cho chi phí tồn kho tăng cao. Năm 2013 chi phí quản lý tiếp tục tăng mặc dù tốc độ tăng có chậm lại nhưng vẫn nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu nên tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu vẫn tiếp tục tăng, cho thấy khả năng quản lý khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty là chưa hiệu quả.

3.3.2.3. Chi phí tài chính

Ta thấy chi phí tài chính qua ba năm đều tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối so với doanh thu, trong năm 2011 chi phí tài chính là 663 triệu chiếm 1,72% so với doanh thu. Đến năm 2012 do mở rộng quy mô hàng tồn kho công ty đã tăng đi vay ngắn hạn ngân hàng nên chi phí tài chính của công ty tăng lên 712 triệu, tỷ trọng so với doanh thu cũng tăng lên 2%. Năm 2013 chi phí tài chính của công ty tiếp tục tăng, do khoản vay năm 2012 chưa trả hết phải trà tiếp tục trả trong năm 2013, nên chi phí lãi vay năm 2013 là 785 triệu.

Đánh giá: Ta thấy chi phí tài chính của công ty tăng qua các năm. Như phân tích ở phần nguồn vốn và sử dụng vốn, nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng được hoạt động kinh doanh của công ty, nên công ty đã đi vay ngắn hạn và chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Mà đi vay thì phải chịu chi phí tài chính, ta thấy chi phí lãi vay của công ty càng ngày càng tăng cả mặt giá trị lẫn mặt tỷ trọng chứng cho thấy tình hình chi phí tài chính của công ty chưa thật sự khả quan lắm.

3.3.2.4. Tình hình lợi nhuận

Hiệu quả kinh doanh thể hiện qua sức sinh lợi của các yếu tố đầu vào hay đầu ra, lợi nhuận được ví như nguồn máu để nuôi sống công ty. Phân tích

tình hình lợi nhuận sẽ cho chúng ta biết được khả năng tồn tại và phát triển trong hiện tại của công ty như thế nào. Ta có bảng sau:

Bảng 3.11: Phân tích tình hình lợi nhuận

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Doanh thu thuần 38.588 100 35.588 100 37.786 100 (3.000) (7,77) 2.198 6,18 Lợi nhuận gộp 1.309 3,39 1.681 72 1.980 5,24 372 28,42 299 17,79 Lợi nhuận thuần từ

HĐKD 84 0,22 106 0,30 216 0,57 22 26,19 110 103,77 Tổng lợi nhuận trước

thuế 208 0,54 175 0,49 236 0,62 (33) (15,87) 61 34,86 Lợi nhuận sau thuế 156 0,40 131 0,37 177 0,47 (25) (15,87) 46 34,86

(Nguồn: Bảng trích từ bảng 3.8) 3.2.3.5. Lợi nhuận gộp

Ta thấy lợi nhuận gộp trong ba năm đều tăng cả giá trị lẫn tỷ trọng so với doanh thu, như đã nói đến ở phần giá vốn hàng bán, nguyên nhân tăng lợi nhuận gộp là do công ty đã nâng khoảng cách giá bán hàng hoá bán ra so với giá hàng hoá mua vào, nhằm bù đắp cho những khoản chi phí trung gian ngày một tăng của thị trường. Cụ thể, lợi nhuận gộp năm 2011 là 1,3 tỷ chiếm tỷ trọng 3,39% so với doanh thu. Sang năm 2012 lợi nhuận gộp đã tăng lên 1,7 tỷ chiếm 4,72% so với doanh thu, tốc độ tăng 28,42% so với năm 2011. Năm 2013 lợi nhuận gộp tiếp tục tăng lên gần 2 tỷ, tỷ trọng so với doanh thu cũng tăng lên 5,24%, với tốc độ tăng 17,79%.

Đánh giá: Như vậy trong năm 2011, cứ 100 đồng doanh thu sẽ cho ra 3,39 đồng lợi nhuận gộp. Sang năm 2012, 100 đồng doanh thu sẽ cho ra 4,72 đồng lợi nhuận gộp. Năm 2013, 100 đồng doanh thu tạo ra 5,24 đồng lợi nhuận gộp. Ta thấy tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu ngày càng tăng. Nếu

tỷ suất này vẫn cứ tăng đều trong những năm tiếp theo cùng với sự tăng lên của doanh thu thì là điều rất tốt.

3.2.3.6. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Là lợi nhuận còn lại sau khi lấy lợi nhuận gộp trừ chi phí quản lý và chi phí tài chính. Ta thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng qua các năm về mặt giá trị tuyệt đối lẫn tương đối so với doanh thu. Cụ thể, năm 2011 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 84 triệu chiếm tỷ trọng 0,22% so với doanh thu. Năm 2012 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 106 triệu, với tỷ trọng trên doanh thu là 0,30%. Năm 2013 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lên 216 triệu, tỷ trọng tăng lên 0,57% so với doanh thu.

Đánh giá: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng qua các năm là điều rất tốt, cho thấy nguồn thu nhập chính của công ty có xu hướng phát triển tích cực. Tuy nhiên do công ty đang trong giai đoạn phát triển ban đầu nên tỷ lệ này còn nhỏ so với doanh thu, công ty cần đẩy mạnh tỷ lệ này nữa hơn trong tương lai, bằng cách quản lý tốt các chi khoản mục chi phí.

3.2.3.7. Tổng lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cộng với lợi nhuận từ hoạt động khác, mà cụ thể lợi nhuận khác ở đây là khoản chiết khấu thanh toán được hưởng từ nhà cung cấp hàng hoá và một phần nhỏ lãi nhận được từ tiền gửi ngân hàng. Ta thấy lợi nhuận trước thuế năm 2011 là 208 triệu đồng, tỷ lệ so với doanh thu là 0,54%. Năm 2012 lợi nhuận trước thuế giảm còn 175 triệu, tỷ trọng so với doanh thu cũng giảm còn 0,49%. Như vậy ta thấy mặc dù lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của năm 2012 cao hơn năm 2011 cả mặt giá trị lẫn tỷ trọng, nhưng tổng lợi nhuận trước thuế lại ngược lại hoàn toàn, nguyên nhân là do năm 2012 khoản thu từ chiết khấu thanh toán mà công ty được hưởng giảm đáng kể so với năm 2011,

bắt nguồn từ nhu cầu vốn tăng cao trong năm 2012, nên công ty đã không trả tiền hàng sớm cho nhà cung cấp để được hưởng chiết khấu thanh toán nhiều như năm 2011, mà công ty đã dùng số tiền đó cho phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Đến năm 2013, lợi nhuận trước thuế tăng trở lại và cao nhất trong ba năm cả giá trị lẫn tỷ trọng, trong khi khoản thu từ hưởng chiết khấu và lãi vay là thấp nhất so với hai năm qua, với tổng lợi nhuận trước thuế là 236 triệu, chiểm tỷ trọng 0,62% so với doanh thu.

Đánh giá: Qua phân tích lợi nhuận trước thuế và liên hệ với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ta thấy. Năm 2011 lợi nhuận trước thuế của công ty có cao hơn lợi nhuận trước thuế của năm 2012. Nhưng xét về tiềm năng thì năm 2012 tốt hơn, do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2012 cao hơn so với năm 2011, có thể nói như vậy là vì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mới là nguồn thu chính và lâu dài. Tuy nhiên việc giảm tổng lợi nhuận trước thuế cũng cho thấy việc sử dụng vốn chiếm dụng trong năm 2012 của công ty chưa có hiệu quả, đã làm mất khoản chiết khấu được hưởng nhưng không đem lại một lợi nhuận tương ứng cho công ty. Năm 2013 tổng lợi nhuận trước thuế tăng, trong đó chủ yếu là lợi nhuận từ hoạt kinh doanh cho thấy công ty sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn chiếm dụng đồng thời cũng cho thấy chất lượng kinh doanh của công ty trong năm 2013 là tốt nhất trong ba năm.

3.2.3.8. Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận cuối cùng mà công ty có được, nó bằng lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp (25%). Sự tăng giảm của nó tỷ lệ thuận và giống hoàn toàn với lợi nhuận trước thuế, do đó ta không phân tích nguyên nhân làm tăng giảm lợi nhuận sau thuế. Ở đây ta xét tỷ trọng của nó so với doanh thu, tức 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ta thấy, năm 2011 lợi nhuận sau thuế là 156 triệu, 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 0,39 đồng lợi nhuận. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế là 131

triệu, 100 đồng doanh thu tạo ra 0,35 đồng lợi nhuận. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế là 177 triệu, 100 đồng doanh thu tạo ra 0,45 đồng lợi nhuận.

Đánh giá: Ta thấy tỷ trọng lợi nhuận sau thuế so với doanh qua ba năm là rất thấp, 100 đồng doanh thu chỉ thu được không quá 0,5 đồng lợi nhuận. Để hiểu rõ tình hình lợi nhuận này có tương xứng với quy mô nguồn vốn mà công ty bỏ ra hay không. Chúng ta cần đi sâu nghiên cứu vấn đề này ở phần phân tích các tỷ số tài chính của công ty, cụ thể là tỷ số khả năng sinh lời.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Thiên Tân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)