Phân tích đòn bẩy tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Thiên Tân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 51 - 123)

5. Bố cục của luận văn

1.4.2. Phân tích đòn bẩy tài chính

Bên cạnh bốn nhóm chỉ tiêu tài chính quan trọng, các đòn bẩy tài chính là cũng là công cụ hiệu quả để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào sự đánh giá các đòn bẩy nhà quản lý hoạch định cơ cấu đầu tư cũng như cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

Đòn bẩy hoạt động (DOL)

Đòn bẩy hoạt động đo lường sự thay đổi của tỷ lệ % lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) khi doanh thu thay đổi 1%.

DOL = % ∆ EBIT / % ∆ Doanh thu hay DOL = Q(P-V) Q(P-V)-F Đòn bẩy tài chính (DFL)

Đòn bẩy tài chính đo lường tỷ lệ thay đổi của EPS (thu nhập vốn cổ đông) do sự thay đổi của 1% lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT).

DFL = % ∆ EPS / % ∆ EBIT hay DFL = Q(P-V)-F Q(P-V)-F-R Đòn bẩy tổng hợp (DTL)

Đòn bẩy tổng hợp đo lường độ nhảy cảm của thu nhập vốn cổ phần (EPS) khi doanh thu thay đổi 1%.

DTL = DOL x DFL = Q(P-V) Q(P-V)-F-R

Nghiên cứu 3 cấp độ đòn bẩy có thể giúp nhà quản lý đánh giá được mức độ và loại rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Nếu chi phí cố định chiếm tỷ trọng cao thì doanh nghiệp có nguy cơ đối mặt với rủi ro hoạt động, còn nếu doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ sẽ phải đối mặt với rủi ro tài chính. Đối với doanh nghiệp có mức độ rủi ro hoạt động cao thì không nên tài trợ bằng nợ quá nhiều nếu không muốn tạo ra rủi ro lớn cho doanh nghiệp.

1.4.3.1. Những nhân tố

Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phân tích tài chính bao gồm: Chất lượng những thông tin được sử dụng trong báo cáo tài chính, trình độ của cán bộ phân tích, quyết định lựa chọn phương pháp và hệ thống các chỉ tiêu…

1.4.3.2. Những nhân tố khách quan

Hiệu quả công tác phân tích tài chính ngoài chịu ảnh hưởng từ các nhân tố chủ quan còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nhân tố chủ

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

2.1.1. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay như thế nào? 2.1.2. Các nhóm chỉ tiêu kinh tế trong 3 năm qua của doanh nghiệp có gì 2.1.2. Các nhóm chỉ tiêu kinh tế trong 3 năm qua của doanh nghiệp có gì thay đổi?

2.1.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 3 năm qua theo xu hướng nào? 2.1.4. Doanh nghiệp có những thuận lợi và khó khăn gì trong kinh doanh? 2.1.4. Doanh nghiệp có những thuận lợi và khó khăn gì trong kinh doanh? 2.1.5. Nếu doanh nghiệp đang có những bất lợi những đề xuất nào có thể giúp doanh nghiệp khắc phục?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được chọn là 3 bảng báo cáo tài chính kết thúc năm 2011, 2012, 2013 do Công ty cổ phần Thiên tân lập theo quy định của Bộ Tài Chính, cụ thể là bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính, Bảng lưu chuyển tiền tệ.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp qua ba năm 2011, 2012, 2013.

Áp dụng phương pháp phân tích theo chiều ngang và phân tích theo chiều dọc các bảng báo cáo tài chính.

* Phân tích theo chiều ngang

Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài hính sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian, việc này sẽ làm nổi rõ về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian. Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro nhận ra những khoản mục nào có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân.

* Phân tích theo chiều dọc

Báo cáo quy mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ 100%.

Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào. Từ đó, khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Mục tiêu 2: Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. Áp dụng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối nhằm so sánh các chỉ tiêu kinh tế của năm 2013 so với năm 2012 và so sánh 2012 với 2011.

Điều kiện để so sánh:

- Các chỉ tiêu kinh tế phải được thống nhất về nội dung phản ánh và phương pháp tính.

- Các chỉ tiêu kinh tế phải được hình thành trong cùng một khoản thời gian như nhau.

- Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường.

* So sánh số tuyệt đối:

Xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu năm 2013 với trị số năm 2012, và 2012 với 2011. Kết quả so sánh cho thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu kinh tế.

Y = Y1 - Y0

Với Y1: trị số của chỉ tiêu phân tích Y0 : trị số của chỉ tiêu gốc

* So sánh số tương đối: là xác định số % tăng (giảm) giữa năm 2013 so

với năm 2012 và 2012 so với 2011. Kết quả cho biết tốc độ phát triển hoặc kết cấu, mức phổ biến của chỉ tiêu kinh tế.

T = Y1/ Y0 x 100 %

Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn qua 2 năm: năm 2012 với 2011 và 2013 với 2012, để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, tìm ra giải pháp tăng nâng cao ROE.

Mục tiêu 3: Đề xuất những biện pháp quản trị tài chính nhằm khắc phục những bất ổn mà doanh nghiệp đang gặp.

Áp dụng phương pháp suy luận: Dựa vào kết quả phân tích các chỉ tiêu kinh tế trong 3 năm qua và dựa vào những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp, chúng ta có thể đưa ra kết luận chung về tình trạng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp trước đó, biết được những khuyết điểm, những sai lầm thiếu sót mà doanh nghiệp đang có, từ đó đề xuất những biện pháp quản trị tài chính để khắc phục tình trạng trên.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN TÂN

3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Thiên Tân

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

3.1.1.1. Giới thiệu Công ty

- Tên gọi: Công ty Cổ phần Thiên Tân

- Địa chỉ: Số nhà 72 - Đường Mê Linh - Phường Đống Đa-Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Mua bán máy tính, linh kiện, phụ kiện máy vi tính; Mua bán các thiết bị điện tử; ...

- Hình thức hạch toán kế toán: Nhật ký chung

- Đăng ký kê khai nộp thuế tại: Chi cục thuế TP Vĩnh Yên

- Mã số đăng ký thuế: 2500253394. Cấp ngày 15/5/2006 tại Cục thuế Tỉnh Vĩnh Phúc

- Hình thức kê khai nộp thuế Giá trị gia tăng: Khấu trừ

- Tài khoản số:102010000451983 tại NH công thương Tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

- Công ty thành lập tháng 4/2006- với sự góp vốn của 3 cổ đông trong hội đồng quản trị.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1903000207 Đăng ký lần đầu ngày 25/4/2006, do Sở Kế hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc cấp.

Khi mới hình thành Công ty chỉ là một cơ sở nhỏ, kinh doanh với số lượng không nhiều, thiếu các nguồn lực cần thiết như: nguồn vốn, đất đai, công nghệ, kỹ năng quản lý, thị trường, thông tin….cũng như thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với nhau trong từng ngành hoặc trong từng vùng để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển. Đến nay Công ty cổ phần Thiên tân đã có sức cạnh tranh lớn trên thị trường với hệ thống phân phối rộng khắp các huyện thị trong toàn tỉnh và một số tỉnh lân cận.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, địa bàn hoạt động của Công ty

* Chức năng của công ty: Mua bán máy tính, linh kiện, phụ kiện máy vi tính; Mua bán các thiết bị điện tử; ...

* Nhiệm vụ của Công ty:

Uy tín và chất lượng là hàng đầu;

Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển mọi nguồn lực SXKD; Đổi mới, hiện đại hoá thiết bị công nghệ và tổ chức kinh doanh có hiệu quả;

Mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo đầu ra ngày càng nhiều cho sản phẩm.

Tiếp tục khai thác khách hàng tiềm năng, năng động hơn nữa trong tìm kiếm thị trường.

Phấn đấu hoàn thành cơ sở vật chất, kinh doanh những sản phẩm chất lượng tốt nhằm tăng uy tín và tăng cường khả năng cạnh tranh.

Nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho công nhân và công nhân viên, từng bước cải thiện đời sống vật chất cho họ.

- Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và người lao động. * Địa bàn hoạt động:

Hiện nay sản phẩm của Công ty đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận như: Phú Thọ, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái…

3.1.3. Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Thiên Tân

3.1.3.1. Tổ chức bộ máy chung

Công ty tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh theo mô hình trực tuyến chức năng.

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Thiên Tân

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính )

Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý trong Công ty như sau:

- Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, do Trưởng ban đổi mới doanh nghiệp của Công ty triệu tập khi đã bán được ít nhất 51% giá trị vốn điều lệ. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua điều lệ Công ty, biểu quyết cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, số lượng thành viên, mức thù lao của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, thông qua các phương án sản xuất kinh doanh và giải quyết các vấn đề khác theo đề nghị của trưởng ban đổi mới Công ty.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông như quyết định chiến lược phát triển, giải pháp thị trường, công nghệ sản xuất, phê chuẩn các hợp đồng kinh tế, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật và quyết định mức lương của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc các xí nghiệp thành viên…

Kho hàng

hóa

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HĐ QUẢN TRỊ

Ban kiểm soát

Ban giám đốc Phòng kỹ thuật Phòng Tổ chức Hành chính Các cửa hàng trực thuộc Phòng kế toán Phòng vật Phòng Kế hoạch kinh doanh

- Ban kiểm soát: Là cơ quan kiểm soát cao nhất của Công ty, có toàn quyền kiểm tra, giám sát hoạt động Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các cán bộ quản lý, các cổ đông và người lao động trong Công ty.

- Tổng giám đốc: là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

- Phó tổng giám đốc: Giúp Tổng giám đốc quản lý, điều hành các phòng ban nghiệp vụ tại văn phòng Công ty và các công việc khác theo sự phân công của Tổng giám đốc.

- Kế toán trưởng: Giúp tổng giám đốc quản lý, điều hành toàn bộ tình hình tài chính và kế toán của Công ty theo đúng quy định của pháp luật.

- Các phòng nghiệp vụ: Trực thuộc văn phòng Công ty, tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc hoặc một số chức năng quản lý của Công ty, cụ thể:

+ Phòng kinh doanh: Xây dựng quy chế quản lý, tiêu thụ sản phẩm, mua bán và giao nhận vật tư hàng hoá, xây dựng phương án kinh doanh, thông tin đơn hàng…

+ Phòng tổ chức hành chính: Quản lý nhân sự, tiền lương, thi đua khen thưởng và các chế độ chính sách đối với người lao động. Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh, tiêu chuẩn chức năng cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, công nhân sản xuất, nội quy lao động…

+ Phòng kế toán: Xây dựng quy chế quản lý tài chính, tài sản, thu hồi và theo dõi công nợ, cân đối tài chính để thực hiện phương án kinh doanh, lập báo cáo tài chính tháng, quý, năm theo đúng quy định của Nhà nước

+ Phòng kỹ thuật: Xây dựng quy chế quản lý kế hoạch sản xuất, quản lý vật tư hàng hóa và quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh…

+ Phòng vật tư: Xây dựng quy chế quản lý máy móc thiết bị và công tác an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai, bão lụt, xác

định tình trạng hư hoảng của máy móc thiết bị, xây dựngkế hoạch mua sắm phụ tùng thay thế…

Ngoài các phòng ban chức năng, Công ty còn có các cửa hàng trực thuộc, các kho hàng hóa nhằm phục vụ việc kinh doanh được thuận tiện.

3.1.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán tài chính

Công ty cổ phần Thiên Tân là một đơ vị hạch toán độc lập, toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán từ khâu nhập số liệu, ghi sổ kế toán, đến khâu lập báo cáo tài chính, lưu trữ chứng từ…

Phòng kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc Công ty, có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, thống kê trong phạm vi toàn Công ty, tổ chức các thông tin kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các bộ phận trong Công ty, thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn theo chế độ kế toán và các chế độ quản lý kinh tế, tài chính hiện hành.

Do tình hình thực tế của Công ty và yêu cầu của công tác quản lý, trình độ của đội ngũ cán bộ, Công ty cổ phần Thiên Tân tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung, thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Thiên Tân

Theo mô hình này, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận như sau:

- Kế toán trưởng: là người trực tiếp điều hành công việc của phòng kế toán, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và tổng hợp các công việc do kế toán viên

Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán tại các Cửa hàng Kế toán hàng hoá ,tiêu thụ SP XĐKQ, thuế Kế toán tiền mặt, NH, công nợ Thủ quỹ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Kế toán TSCĐ, CCDC, SCL Kế toán nguồn vốn và các quỹ

thực hiện, đồng thời chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc, cấp trên và Nhà nước về các thông tin do kế toán cung cấp. Ngoài ra còn tham mưu với Ban lãnh đạo công ty về các phương án kinh doanh, các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

- Kế toán nguồn vốn và các quỹ: Theo dõi tình hình tăng, giảm nguồn vốn của công ty, của các cổ đông trong công ty, theo dõi các quỹ ...

- Kế toán TSCĐ, CCDC, SCL: Theo dõi, hạch toán tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty. Theo dõi tình hình tăng, giảm, sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định, tình hình trích khấu hao tài sản cố định.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Thiên Tân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 51 - 123)