5. Bố cục của luận văn
1.3.5. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ
Phân tích mức độ tạo tiền và khả năng lưu chuyển tiền cho phép trả lời tóm tắt câu hỏi tiền từ đâu mang lại và tiền được chi ra cho mục đích gì đồng thời cũng cho phép lý giải: Tại sao doanh nghiệp đang làm ăn có lãi mà vẫn phải đi vay tiền để nộp thuế, vẫn có thể bị phá sản vì không có tiền để trả nợ. Điều đó tạo điều kiện cho dự báo về khả năng tài chính và sự phát triển tài chính của doanh nghiệp.
Việc phân tích được thực hiện trên cơ sở xác định tỷ trọng dòng tiền thu của từng hoạt động trong tổng dòng thu trong kỳ của doanh nghiệp qua công thức tổng quát sau đây:
Tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động =
Tổng số tiền thu vào của từng hoạt động
x 100 Tổng số tiền thu vào trong kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện mức đóng góp của từng hoạt động trong việc tạo tiền của doanh nghiệp, nói khác đi đó là khả năng tạo tiền của từng hoạt động. Có thể tính toán riêng cho hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Khi phân tích, các nhà phân tích tiến hành so sánh trị số của các chỉ tiêu trên giữa kỳ này với kỳ trước, căn cứ vào sự biến động và trị số của chỉ tiêu kết hợp với tình hình cụ thể về từng khoản tiền thu vào và xu hướng biến động mà có kết luận phù hợp.
Nếu tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh cao thể hiện tiền được tạo ra chủ yếu từ hoạt động kinh doanh bằng việc bán hàng được nhiều, thu tiền từ khách hàng lớn, giảm các khoản phải thu tránh rủi ro... Đó là dấu hiệu tốt nó cho thấy khả năng tạo tiền ở doanh nghiệp là cao và đây là nguồn đảm bảo cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Nếu tỷ trọng tiền thu từ hoạt động đầu tư cao chứng tỏ doanh nghiệp đã thu hồi các khoản đầu tư về chứng khoán, thu lãi từ hoạt động đầu tư, nhượng bán tài sản cố định.. nếu do thu lãi thì đó là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu chỉ có thế thì tỷ trọng không thể lớn. Trường hợp do thu hồi tiền đầu tư và nhượng bán tài sản cố định thì phạm vi ảnh hưởng của doanh nghiệp bị thu hẹp và năng lực sản xuất, kinh doanh sẽ giảm sút.
Nếu tiền thu được chủ yếu từ hoạt động tài chính thông qua việc phát hành cổ phiếu hoặc đi vay.. điều đó cho thấy trong kỳ doanh nghiệp đã sử dụng vốn từ bên ngoài nhiều hơn.
Việc nghiên cứu các nghiệp vụ thu tiền của từng hoạt động cho thấy: nếu dòng tiền thu vào trong kỳ chủ yếu được tạo ra không phải bởi hoạt động kinh doanh thì đó là điều không bình thường. Các đối tượng cần tìm hiểu nguyên nhân, kiểm tra lại tình hình hoạt động nhất là hoạt động kinh doanh, điều chỉnh việc sử dụng vốn đặc biệt là vốn vay trong kỳ tới.
Khi phân tích cần nhận thức rõ một số điểm cơ bản sau:
Hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu trong doanh nghiệp, trong một thời gian dài, cần thiết phải tạo ra dòng tiền dương thì doanh nghiệp có khả năng tồn tại, điều đó thể hiện tiền thu bán hàng lớn hơn chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ: doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương sẽ duy trì hoạt động của doanh nghiệp được liên tục, từ đó kéo theo các hoạt động khác như đầu tư, tài trợ.. Mặt khác, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được xem như một khoản chủ yếu để đo lường tính linh hoạt của tài sản.
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt hoạt động tài chính trong một kỳ nào đó không nhất thiết phải dương. Nhiều khi dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính âm lại thể hiện doanh nghiệp đang phát triển và trả được nợ nhiều hơn đi vay.
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tài chính
1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài chính
Để đánh giá chất lượng tài chính, nói cách khác đánh giá năng lực tài chính của Doanh nghiệp, nhà phân tích, nhà quản lý, cán bộ tài chính cần quan tâm các nội dung sau đây:
+ Phân tích tổng quát
+ Phân tích vốn, nguồn vốn + Phân tích lưu chuyển tiền tệ + Phân tích kết quả HĐSXKD.
1.4.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản
Cơ cấu hợp lý của tài sản: là việc xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng tài sản và thông qua đó có thể đánh giá được việc bố trí, phân bố vốn, trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không. Việc bố trí vốn hợp lý hay không hợp lý sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc quản lý, sử dụng vốn cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Qua việc phân tích cơ cấu tài sản cho phép đánh giá khái quát về tình hình tài sản của đơn vị qua các chỉ tiêu về tỷ suất đầu tư:
Tỷ suất đầu tư tổng quát = Tài sản dài hạn x 100 Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư tài sản cố định =
TSCĐ đã và đang đầu tư
= TSCĐ + CP XDCBDD
Tổng tài sản Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn =
Trị giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn
x 100 Tổng tài sản
Các chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Nếu hệ số đầu tư tăng lên chứng tỏ năng lực sản xuất có xu hướng tăng, trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi thì đây là một hiện tượng khả quan.
1.4.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Phân tích cơ cấu nguồn vốn: là việc xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn cũng như xem xu hướng biến động của từng nguồn vốn qua các thời kỳ.
Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích cần tính ra và so sánh tỷ trọng của từng nguồn vốn chiếm trong tổng số giữa cuối kỳ so với đầu kỳ, giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc và dựa vào xu hướng biến động về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn để nhận xét về mức độ bảo đảm và độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc theo từng nguồn vốn cụ thể để nhận xét. Điều này thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau:
(1)Tỷ số nợ = Nợ phải trả x 100 Tổng nguồn vốn
(2) Tỷ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu x 100 Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Tỷ số nợ có giá trị càng cao, khả năng tự chủ của doanh nghiệp càng thấp.
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Tỷ số tự tài trợ có giá trị càng cao, năng lực tài chính, khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng lớn.
(3) Tỷ số tự tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu x 100 NG TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ TSCĐ được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu. Tỷ số tự tài trợ > 1 phản ánh doanh nghiệp có khả năng tài chính lành mạnh và vững vàng.
(4) Hệ số đảm bảo nợ dài hạn = NG TSCĐ và Đầu tư dài hạn Nợ dài hạn
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị của tài sản dung để đảm bảo nợ vay dài hạn. Hệ số đảm bảo nợ dài hạn được đánh giá là an toàn khi có giá trị bằng 2.
Công ty đã chú trọng tiến hành phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong phân tích tài chính giai đoạn từ năm 2011-2013 Trong giai đoạn này tổng sản qua các năm là biến động không đồng đều nhau.
1.4.2. Phân tích đòn bẩy tài chính
Bên cạnh bốn nhóm chỉ tiêu tài chính quan trọng, các đòn bẩy tài chính là cũng là công cụ hiệu quả để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào sự đánh giá các đòn bẩy nhà quản lý hoạch định cơ cấu đầu tư cũng như cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Đòn bẩy hoạt động (DOL)
Đòn bẩy hoạt động đo lường sự thay đổi của tỷ lệ % lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) khi doanh thu thay đổi 1%.
DOL = % ∆ EBIT / % ∆ Doanh thu hay DOL = Q(P-V) Q(P-V)-F Đòn bẩy tài chính (DFL)
Đòn bẩy tài chính đo lường tỷ lệ thay đổi của EPS (thu nhập vốn cổ đông) do sự thay đổi của 1% lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT).
DFL = % ∆ EPS / % ∆ EBIT hay DFL = Q(P-V)-F Q(P-V)-F-R Đòn bẩy tổng hợp (DTL)
Đòn bẩy tổng hợp đo lường độ nhảy cảm của thu nhập vốn cổ phần (EPS) khi doanh thu thay đổi 1%.
DTL = DOL x DFL = Q(P-V) Q(P-V)-F-R
Nghiên cứu 3 cấp độ đòn bẩy có thể giúp nhà quản lý đánh giá được mức độ và loại rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Nếu chi phí cố định chiếm tỷ trọng cao thì doanh nghiệp có nguy cơ đối mặt với rủi ro hoạt động, còn nếu doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ sẽ phải đối mặt với rủi ro tài chính. Đối với doanh nghiệp có mức độ rủi ro hoạt động cao thì không nên tài trợ bằng nợ quá nhiều nếu không muốn tạo ra rủi ro lớn cho doanh nghiệp.
1.4.3.1. Những nhân tố
Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phân tích tài chính bao gồm: Chất lượng những thông tin được sử dụng trong báo cáo tài chính, trình độ của cán bộ phân tích, quyết định lựa chọn phương pháp và hệ thống các chỉ tiêu…
1.4.3.2. Những nhân tố khách quan
Hiệu quả công tác phân tích tài chính ngoài chịu ảnh hưởng từ các nhân tố chủ quan còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nhân tố chủ
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
2.1.1. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay như thế nào? 2.1.2. Các nhóm chỉ tiêu kinh tế trong 3 năm qua của doanh nghiệp có gì 2.1.2. Các nhóm chỉ tiêu kinh tế trong 3 năm qua của doanh nghiệp có gì thay đổi?
2.1.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 3 năm qua theo xu hướng nào? 2.1.4. Doanh nghiệp có những thuận lợi và khó khăn gì trong kinh doanh? 2.1.4. Doanh nghiệp có những thuận lợi và khó khăn gì trong kinh doanh? 2.1.5. Nếu doanh nghiệp đang có những bất lợi những đề xuất nào có thể giúp doanh nghiệp khắc phục?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được chọn là 3 bảng báo cáo tài chính kết thúc năm 2011, 2012, 2013 do Công ty cổ phần Thiên tân lập theo quy định của Bộ Tài Chính, cụ thể là bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính, Bảng lưu chuyển tiền tệ.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp qua ba năm 2011, 2012, 2013.
Áp dụng phương pháp phân tích theo chiều ngang và phân tích theo chiều dọc các bảng báo cáo tài chính.
* Phân tích theo chiều ngang
Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài hính sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian, việc này sẽ làm nổi rõ về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian. Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro nhận ra những khoản mục nào có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân.
* Phân tích theo chiều dọc
Báo cáo quy mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ 100%.
Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào. Từ đó, khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Mục tiêu 2: Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. Áp dụng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối nhằm so sánh các chỉ tiêu kinh tế của năm 2013 so với năm 2012 và so sánh 2012 với 2011.
Điều kiện để so sánh:
- Các chỉ tiêu kinh tế phải được thống nhất về nội dung phản ánh và phương pháp tính.
- Các chỉ tiêu kinh tế phải được hình thành trong cùng một khoản thời gian như nhau.
- Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường.
* So sánh số tuyệt đối:
Xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu năm 2013 với trị số năm 2012, và 2012 với 2011. Kết quả so sánh cho thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu kinh tế.
Y = Y1 - Y0
Với Y1: trị số của chỉ tiêu phân tích Y0 : trị số của chỉ tiêu gốc
* So sánh số tương đối: là xác định số % tăng (giảm) giữa năm 2013 so
với năm 2012 và 2012 so với 2011. Kết quả cho biết tốc độ phát triển hoặc kết cấu, mức phổ biến của chỉ tiêu kinh tế.
T = Y1/ Y0 x 100 %
Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn qua 2 năm: năm 2012 với 2011 và 2013 với 2012, để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, tìm ra giải pháp tăng nâng cao ROE.
Mục tiêu 3: Đề xuất những biện pháp quản trị tài chính nhằm khắc phục những bất ổn mà doanh nghiệp đang gặp.
Áp dụng phương pháp suy luận: Dựa vào kết quả phân tích các chỉ tiêu kinh tế trong 3 năm qua và dựa vào những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp, chúng ta có thể đưa ra kết luận chung về tình trạng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp trước đó, biết được những khuyết điểm, những sai lầm thiếu sót mà doanh nghiệp đang có, từ đó đề xuất những biện pháp quản trị tài chính để khắc phục tình trạng trên.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN TÂN
3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Thiên Tân
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
3.1.1.1. Giới thiệu Công ty
- Tên gọi: Công ty Cổ phần Thiên Tân
- Địa chỉ: Số nhà 72 - Đường Mê Linh - Phường Đống Đa-Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Mua bán máy tính, linh kiện, phụ kiện máy vi tính; Mua bán các thiết bị điện tử; ...
- Hình thức hạch toán kế toán: Nhật ký chung
- Đăng ký kê khai nộp thuế tại: Chi cục thuế TP Vĩnh Yên
- Mã số đăng ký thuế: 2500253394. Cấp ngày 15/5/2006 tại Cục thuế Tỉnh Vĩnh Phúc
- Hình thức kê khai nộp thuế Giá trị gia tăng: Khấu trừ
- Tài khoản số:102010000451983 tại NH công thương Tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
- Công ty thành lập tháng 4/2006- với sự góp vốn của 3 cổ đông trong hội đồng quản trị.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1903000207 Đăng ký lần đầu ngày 25/4/2006, do Sở Kế hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc cấp.
Khi mới hình thành Công ty chỉ là một cơ sở nhỏ, kinh doanh với số lượng không nhiều, thiếu các nguồn lực cần thiết như: nguồn vốn, đất đai, công nghệ, kỹ năng quản lý, thị trường, thông tin….cũng như thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với nhau trong từng