Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại và Phân phối Zinnia (Trang 58)

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của Công ty cuối năm 2010 là 89,25 tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 89,25 đồng tài sản lưu động, con số này cuối năm 2011 là 12,06. Hệ số này khá cao trong năm 2010 nhưng đến năm 2011 hệ số này giảm mạnh (giảm 77,19%). Đối với doanh nghiệp bình thường thì hệ số này lớn hơn 1 là an toàn, tuy nhiên với

51

loại hình doanh nghiệp trong ngành thương mại thì hệ số này sẽ cao hơn thì mới đảm bảo được khả năng thanh toán nên với ZD mặc dù hệ số này giảm mạnh nhưng vẫn khá cao (12,06%) và nằm trong tỷ lệ an toàn.

Ngoài ra, tỷ lệ này còn cho biết chu kỳ hoạt động của công ty có hiệu quả không, hoặc khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt có tốt không. Hệ số này lớn có thể do: hàng tồn kho, các khoản phải thu tức nợ không đòi được hoặc không dùng để bù trừ được vẫn lớn. Tài sản lưu động tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả vì ở bộ phận này tài sản không vận động không sinh lời, khi đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp thực tế sẽ có nhiều rủi ro nếu không muốn nói là không có khả năng thanh toán. Chính vì vậy, mặc dù hệ số này cao nhưng kết cấu tài sản lưu động của doanh nghiệp còn chưa hợp lý. Cuối năm 2011 tổng tài sản lưu động của công ty là 13.581.601.973 đồng thì vốn bằng tiền là 888.611.401 đồng chiếm 6,54% các khoản phải thu là 7.971.887.064 đồng chiếm 58,7%, hàng tồn kho là 4.425.155.195 đồng chiếm 32,6%, tài sản lưu động khác là 295.948.313 đồng chiếm 2,16%. Như vậy trong kết cấu tài sản lưu động của Công ty cuối năm 2011 thì khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất và chiếm quá nửa tổng tài sản lưu động là 58,7% sau đó là hàng tồn kho chiếm 32,6%. Công ty cho khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều và để tỷ trọng hàng lưu kho quá cao, điều này sẽ rất rủi ro trong trường hợp công ty không có biện pháp để thu hồi nợ và không có chiến lược thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm. Vì thế trong năm tới, công ty nên có chiến lược để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm giảm tối đa hàng lưu kho tránh lượng hàng tồn kho nhiều gây ứ đọng vốn làm giảm khả năng thanh toán, và công ty cũng cần có biện pháp thu hồi công nợ của khách hàng để giảm rủi ro trong thanh toán.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại và Phân phối Zinnia (Trang 58)